Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre
Ngày đăng: 02/10/2012

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.

 
Dù bốn công đất lúa của anh Trần Ngọc Thành năng suất thu họach vụ nào cũng từ 5,5 tấn - 6,5 tấn/ha, nhưng vụ Hè - Thu năm nay, anh lại chuyển qua trồng cây ớt chỉ thiên. Theo anh Thành, cây ớt chỉ thiên dễ trồng, không kén đất và đầu tư một lần nhưng thu hoạch được nhiều vụ; đặc biệt trái ớt được thị trường tiêu thụ mạnh, để tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Hiện tại, bốn công ớt của anh Thành đang thời điểm cho trái rộ, mỗi ngày thu hoạch bình quân khoảng từ 500 kg - 600 kg trái, đến bán lại chợ đầu mối nông sản Tiền Giang có giá từ 23.000 đồng - 30.000 đồng/kg. 
Để cây ớt mau phát triển và năng suất cao, không bị các sâu bệnh tấn công, mỗi ngày anh Thành đều ra ruộng theo dõi sự phát triển của cây để có biện pháp bón phân hợp lý, giúp cây mau lớn, khỏe mạnh. Hạt ớt sau khi cấy nẩy mầm thành cây ớt non (từ 17 - 20 ngày) thì đem trồng trên các liếp đất, với cây cách cây, hàng cách hàng đều nhau để cây có điều kiện quang hợp phát triển, ít sâu bệnh. Anh sử dụng các loại phân DAP, NPK 16-16-8, NPK 20-15 và ka li để bón và giữ độ ẩm gốc nên ớt phát triển xanh tốt, cho năng suất rất cao. 
Cây ớt chỉ thiên trồng khoảng 2 tháng 10 ngày thì thu hoạch. Một chu kỳ trồng trong năm thu hoạch ba lần, mỗi lần thu hoạch suốt 20 ngày. Bốn công ớt của anh Thành từ trồng đến thu hoạch, vốn đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Nếu bốn công ớt chỉ thiên của anh thu hoạch liên tiếp trong ba vụ, trừ chi phí kể cả mướn công lao động hái trái, lợi nhuận tương đương canh tác 4 ha đất lúa trong ba vụ. 
Mô hình ruộng ớt của anh Trần Ngọc Thành cho thấy nghề trồng ớt không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế gia đình, mà còn giúp vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình.


Có thể bạn quan tâm

Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.

08/11/2013
Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.

08/11/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP Phát Triển Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

08/11/2013
Nuôi Gà Thả Vườn Theo Nhóm Hộ Nuôi Gà Thả Vườn Theo Nhóm Hộ

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.

08/11/2013
Xứng Danh Xứng Danh "Đệ Nhất Danh Trà"

Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.

08/11/2013