Mô Hình Kinh Tế Gia Trại Bền Vững
Chúng tôi thật sự ấn tượng trước mô hình kinh tế gia trại phát triển theo hướng bền vững của ông Huỳnh Miên. Hệ thống gia trại được đầu tư xây dựng nề nếp phản ảnh tinh thần nỗ lực vươn lên làm giàu từ nông nghiệp, chung tay xây dựng nông thôn mới của người nông dân có gần nửa thế kỷ gắn bó với vùng đất xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước.
Thấy chúng tôi đến thăm gia trại, ông Huỳnh Miên dừng tay cột cành táo đang mùa đơm bông kết trái. Ông ân cần pha ấm trà ngon mời khách dưới tán vườn xoài tỏa bóng mát rượi. Trao đổi với người chủ gia trại tròn sáu mươi sáu tuổi đời, chúng tôi được biết ông quê gốc ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thời trai trẻ, ông phiêu bạt vô xã Phước Sơn lập gia đình rồi ở lại sinh cơ lập nghiệp. Đức tính cần cù chịu thương chịu khó làm ăn, ông lần hồi tích lũy vốn liếng đầu tư xây dựng gia trại phát triển theo hướng bền vững có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm.
Gia trại Huỳnh Miên có 7 sào đất tại thôn Bảo Vinh được ông “quy hoạch” bài bản với 4,5 sào trồng táo; 1,5 sào trồng xoài xen canh cỏ voi; 500 mét vuông cất chòi rẫy và chuồng trại chăn nuôi gia súc; 500 mét vuông đào ao chứa nước chủ động bơm tưới cho toàn bộ khu vườn. Ông vừa xây dựng chòi rẫy khang trang rộng trên 50 mét vuông có điện, nước sạch sinh hoạt trị giá trên 120 triệu đồng. Hàng ngày, vợ chồng ông gắn bó chăm lo gia trại sạch sẽ, tinh tươm. Năm 2008, ông từ thôn Phước Thiện lên Bảo Vinh khởi nghiệp chăn nuôi với 30 con cừu giống.
Đến nay, đàn gia súc của ông lên đến 140 con, gồm 100 con cừu và 40 con dê Bách Thảo. Mỗi năm, ông xuất bán 20- 30 con dê cừu đực thu nhập 40- 60 triệu đồng. Nguồn thức ăn gia súc được tận dụng từ cành táo, cỏ trồng trong vườn và đào giếng bảo đảm nguồn nước uống cho đàn gia súc trong mùa khô hạn. Riêng 4,5 sào táo tơ được ông đầu tư phân bón, chăm sóc chu đáo cho sản lượng mỗi năm trên 30 tấn trái. Thương lái đến tận vườn thu mua táo trái giá trung bình 5-7 ngàn đồng/kg, ông có thu nhập 150- 200 triệu đồng. Lợi nhuận từ vườn táo đem lại hàng năm là nguồn thu nhập chính của gia đình ông.
Trước đây, gia trại xây dựng trên vùng đất khô hạn ăn nước trời nên điều kiện canh tác rất khó khăn. Đầu năm 2009, ông Huỳnh Miên liên kết với người anh bà con đầu tư 100 triệu đồng thuê máy đào ao rộng 500 mét vuông, sâu 10 mét xây bờ kè chống sạt lở. Ông sử dụng mô tơ điện bơm tưới khu vườn xanh tốt quanh năm. “ Bà con nông dân muốn làm ăn bền vững thì đất đai phải chủ động tưới. Đồng thời tích cực học hỏi áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác hoa màu, chăn nuôi gia súc bảo đảm mùa màng thắng lợi. Cuộc sống gia đình no ấm góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng thành công các tiêu chí nông thôn mới”, chỉ tay xuống lòng ao mùa khô vẫn đầy ắp nước, ông Huỳnh Miên cười hiền hậu chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Tình hình nuôi tôm biển (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) trong vùng quy hoạch ngọt hóa (VQHNH) đã và đang xảy ra. Nếu diện tích này tăng, sẽ gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ vùng nước ngọt trong hệ thống Cống đập Ba Lai (Bến Tre).
Trạm Khuyến nông TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo về kết quả sản xuất nấm bào ngư. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 3/2013 tại xã Hòa An và Tịnh Thới.
Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.