Trồng Ớt Trên Ruộng Lúa Thu Nhập Cao Ở Bến Tre

Gần đây, một số nông dân trồng lúa ở xã Lương Quới (Giồng Trôm - Bến Tre) đã chuyển qua trồng cây màu ở vùng ruộng lõm để có lợi nhuận cao hơn. Anh Trần Ngọc Thành (ấp 3, xã Lương Quới), đã chuyển bốn công đất lúa sang trồng cây ớt chỉ thiên, ước năng suất thu hoạch trong ba vụ khoảng trên 10 tấn trái.
Dù bốn công đất lúa của anh Trần Ngọc Thành năng suất thu họach vụ nào cũng từ 5,5 tấn - 6,5 tấn/ha, nhưng vụ Hè - Thu năm nay, anh lại chuyển qua trồng cây ớt chỉ thiên. Theo anh Thành, cây ớt chỉ thiên dễ trồng, không kén đất và đầu tư một lần nhưng thu hoạch được nhiều vụ; đặc biệt trái ớt được thị trường tiêu thụ mạnh, để tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Hiện tại, bốn công ớt của anh Thành đang thời điểm cho trái rộ, mỗi ngày thu hoạch bình quân khoảng từ 500 kg - 600 kg trái, đến bán lại chợ đầu mối nông sản Tiền Giang có giá từ 23.000 đồng - 30.000 đồng/kg.
Để cây ớt mau phát triển và năng suất cao, không bị các sâu bệnh tấn công, mỗi ngày anh Thành đều ra ruộng theo dõi sự phát triển của cây để có biện pháp bón phân hợp lý, giúp cây mau lớn, khỏe mạnh. Hạt ớt sau khi cấy nẩy mầm thành cây ớt non (từ 17 - 20 ngày) thì đem trồng trên các liếp đất, với cây cách cây, hàng cách hàng đều nhau để cây có điều kiện quang hợp phát triển, ít sâu bệnh. Anh sử dụng các loại phân DAP, NPK 16-16-8, NPK 20-15 và ka li để bón và giữ độ ẩm gốc nên ớt phát triển xanh tốt, cho năng suất rất cao.
Cây ớt chỉ thiên trồng khoảng 2 tháng 10 ngày thì thu hoạch. Một chu kỳ trồng trong năm thu hoạch ba lần, mỗi lần thu hoạch suốt 20 ngày. Bốn công ớt của anh Thành từ trồng đến thu hoạch, vốn đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Nếu bốn công ớt chỉ thiên của anh thu hoạch liên tiếp trong ba vụ, trừ chi phí kể cả mướn công lao động hái trái, lợi nhuận tương đương canh tác 4 ha đất lúa trong ba vụ.
Mô hình ruộng ớt của anh Trần Ngọc Thành cho thấy nghề trồng ớt không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế gia đình, mà còn giúp vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình.
Related news

Ở tuổi 30, Nguyễn Thanh Quang ở thị trấn Thạnh Mỹ huyện Nam Giang (Quảng Nam) đã biết làm giàu ngay trên chính quê hương của mình bằng mô hình nuôi heo rừng.

Ngày nay, các món ăn từ dế đã trở thành đặc sản nhưng nguồn dế tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu. Nắm bắt được xu thế đó, nhiều nông dân trẻ đã tìm tòi và nuôi thành công loài vật này, giúp tăng thu nhập gia đình, có điều kiện vươn lên làm giàu. Anh Trần Quốc Trí (ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh, Tri Tôn, An Giang) là một trong số đó.

Ngày 13-11, Ban Quản lý dự án Lifsap Đồng Nai đã tổ chức hội thảo giới thiệu quy trình VietGAHP (thực hành chăn nuôi tốt). Hơn 100 hộ chăn nuôi, đại diện các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các huyện đã về tham dự. Hội thảo nhằm hướng dẫn người chăn nuôi chăn nuôi an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt, tạo ra thương hiệu thịt sạch của Đồng Nai.

Hộ anh Đỗ Trường Sơn, ngụ tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi trong chăn nuôi heo. Gia đình anh Sơn có nhà máy xay xát và kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên, anh là giáo viên, vợ anh hằng ngày tất bật với công việc hàng xáo nên khó có thể phát huy lợi thế này. Vì vậy, anh Sơn luôn trăn trở, tìm tòi lời giải bài toán: Làm thế nào vừa có thể chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, trong hoàn cảnh ít nhân lực như gia đình anh?

Giá trứng gà liên tục giảm giá trong một tháng qua khiến nhiều chủ trang trại lo lắng về hàng tồn kho. Hiện giá trứng tại trại giao sỉ cho bạn hàng có giá 13.500-14.000 đồng/chục (chưa đóng hộp). Nguyên nhân chính dẫn đến việc giá trứng liên tục giảm do một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng đàn mạnh, nhất là những doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài... khiến lượng trứng trên thị trường dồi dào, ép giá liên tục giảm sâu.