Trồng Ngô Lai Lợi Nhuận Gấp Đôi Ngô Thường

Thực hiện chủ trương chuyển đổi giống cây trồng, năm 2007 xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Giống cây trồng Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn cho hơn 200 hộ nông dân thử nghiệm trồng ngô lai giống 8416 trên địa bàn ấp Tân Rú.
Kết quả thu được rất tốt nên tháng 3.2013 xã đã nhân rộng ra cho 164 hộ ở Núi Lá chuyển đổi trồng ngô lai thay cây lúa trong vụ hè thu này với diện tích hơn 102ha. Tháng 5.2013, các hộ nông dân ở ấp Bà Rịa, Thạnh Sơn 2A, Tân Trung... cũng đã bắt đầu đầu tư vốn để trồng.
Ông Nguyễn Văn Đước ở ấp Bà Rịa, xã Phước Tân cho biết: “Phương pháp trồng ngô lai không khó khăn, cũng đơn giản, dễ làm, không khác nhiều so với trồng ngô truyền thống. Làm đúng kỹ thuật, phân bón là cây phát triển tốt”. Theo ông Đước, gia đình ông đang trồng 9.000m2 giống ngô lai 8416S, dự kiến sẽ cho năng suất trung bình 6 tấn/ha. Theo tính toán sau khi trừ chi phí, tôi sẽ thu lãi 40 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn gấp đôi so với trồng ngô truyền thống” - ông Đước nói.
Nông dân ấp Bà Rịa (xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc) bẻ cờ cho ngô lai.
Hiện nay toàn xã Phước Tân có 364 hộ tham gia trồng ngô lai với diện tích 162ha. Ông Nguyễn Hữu Quyên - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Qua triển khai cho thấy, mô hình trồng ngô lai cho năng suất, hiệu quả cao, năng suất tăng gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô truyền thống. Công ty bao tiêu sản phẩm, giúp nông dân ổn định được đầu ra”.
Ông Lục Châu Thi - Trưởng vùng sản xuất Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam cho hay: “Công ty hỗ trợ giống bố mẹ, hướng dẫn về kỹ thuật, thuốc trừ sâu cho bà con, bao tiêu sản phẩm với giá 7.200 đồng/kg ngô tươi, giúp bà con yên tâm về giá cả”. Theo ông, tới thời điểm này nhìn chung ngô phát triển tốt, trung bình thu hoạch 6 tấn/ha/vụ. “Nếu nông dân thu hoạch đạt năng suất cao và muốn hợp tác lâu dài, chúng tôi rất sẵn lòng” - ông Thi cam kết.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm này, nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Trên cánh đồng của xóm Hoàng Gia, xã Nam Hòa, nhiều người dân đang làm đất để chuẩn bị gieo cấy lúa. Chị Nguyễn Thị Xuân, một người dân trong xóm cho biết: Vụ này, gia đình tôi gieo cấy 5 sào lúa, chủ yếu là giống Khang dân.

Trong năm, hiệp hội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất mía đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, năm 2014 Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã tạo được nhiều chuyển biến mạnh mẽ sau tái cấu trúc... Nhờ vậy, sau 2 năm không hoàn thành kế hoạch, năm 2014 công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh với sản lượng mía ép đạt 980.112 tấn, doanh thu đạt 1.618 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 75 tỷ đồng.

Để nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, Hiệp hội Mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất mía, tổ chức lại đất đai, dồn điền đổi thửa, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Tại huyện Thọ Xuân, để hoàn thành mục tiêu gieo cấy 7.300 ha lúa chiêm-xuân 2014-2015, cùng với việc khẩn trương thu hoạch diện tích cây trồng vụ đông, bà con nông dân trong huyện đã tập trung gieo cấy. Năm nay, nhờ đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, áp dụng cơ giới hóa vào gieo cấy, nên đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được hơn 6.000 ha lúa, chiếm hơn 80% diện tích.

Ông Võ Hồng Quốc, một nông dân ấp Phú Trí A, cho biết gia đình ông trồng thử nghiệm trên khoảng 80 gốc cây đào tiên, tạo hình thành công 300-400 trái đào tiên hình hồ lô có chữ tài lộc.