Trồng Nấm Rơm Theo Quy Trình Mới, Hiệu Quả Cao

Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới của Trung tâm Công nghệ sinh học Việt Nam lần đầu tiên được triển khai đại trà tại huyện Sơn Hòa bước đầu đã được nông dân đón nhận.
Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới được Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa triển khai từ nhiều tháng nay. Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa, cho biết: Kỹ thuật trồng nấm mới có hai cách là trồng ngoài trời và trong nhà, tất cả đều rất đơn giản. Với cách trồng ngoài trời, đầu tiên là xử lý rơm, ngâm rơm trong dung dịch nước vôi, quanh thành đống (nọc rơm) để khoảng một tuần, rồi rũ tơi để nguội, sau đó đóng mô kích thước cao 35cm, dài 1m, rộng 45cm, cuối cùng là cấy meo.
Nếu trồng trong nhà thì đóng thành gói kích thước: 15 x 20 x 25cm; tiếp đến là chăm sóc bằng cách tưới phun sương tạo ẩm mỗi ngày 3 - 4 lần tuỳ theo thời tiết, sau 12 ngày nấm sẽ tạo quả thể và cho thu hoạch. Trung bình một tấn nguyên liệu, thu hoạch hai đợt cho 70 – 120 kg nấm tươi, với giá hiện nay 17.000 – 35.000 đồng/kg, cho thu lãi gần 2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.
Đến nay, Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa đã mở được 7 lớp dạy nghề trồng nấm rơm theo quy trình mới với hơn 200 nông dân theo học. Các lớp dạy nghề này được tổ chức ngay tại thôn buôn. Ban đêm học lý thuyết, ban ngày được hướng dẫn thực hành trực tiếp bằng mô hình trồng nấm thí điểm.
Lần đầu tiên mô hình được triển khai rộng rãi ở huyện Sơn Hòa với quy mô hộ gia đình, được dạy nghề bài bản, tại chỗ, kỹ thuật trồng nấm rơm mới bước đầu được nhiều người đón nhận và đang được tiếp tục nhân rộng tại nhiều địa phương. Kỹ sư Nguyễn Tiến Dũng cho biết hiện mô hình này mang lại nhiều khả quan. Nếu nông dân phát triển lên mô hình trang trại gia đình sẽ có hướng giải quyết đầu ra phù hợp. Hiện đã có hợp tác xã thu mua nấm Phú Hương (phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa) thu mua mặt hàng này.
Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm rơm theo kỹ thuật mới là phải có vỉ lót đáy để lượng rơm sát đất không bị hư. Ngoài ra, còn rải vôi diệt khuẩn để ngừa nấm dại tấn công; trùm cao su và ống hơi phần rơm ủ để giữ nhiệt độ, ẩm độ để rơm không bị khô do nắng bốc hơi và bị đọng nước ở giữa đống

Thường tận dụng dưới tán cây ăn quả. Kích thước như sau: nhà nhỏ chiều dài nhà 10-12m, mái nhà 2,4m nền nhà rộng 2,0m, chiều cao 1,8m có cửa ra vào và thông gió hai đầu hồi

Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre, vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là: rơm thải ra khi thu hoạch lúa, lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa. Tuy nhiên phần đông bà con nông dân trồng nấm chưa hiểu thấu đáo các đặc tính sinh học cũng như các điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ) trong khi trồng nấm và nhất là chưa phát hiện được từng giai đoạn sinh trưởng của meo nấm, nguồn meo này cũng không ổn định có thể làm rơm ngày càng chua đắng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nấm.

Môi trường căn bản thường dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, Glucose 20g, Agar 20g, Nước cất sạch cho đủ 1 lít. Khoai tây rửa sạch cắt khối vuông nhỏ 1 cm3 nấu chín lọc xác lấy nước, cho Agar vào nước khoai tây nấu và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít

Nấm được luộc sơ trong nước sôi từ 10 - 15 phút để tế bào ngừng hoạt động. Nước luộc nên pha thêm ít muối + acid nitric (hoặc acid citric) để có độ pH=3. Sau đó, vớt ra làm nguội nhanh, ướp muối khô để rút nước chứa trong nấm.
Tin thuộc Nấm rơm

Nghề trồng nấm rơm ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có từ lâu nhưng thực sự chỉ phát triển mạnh vài năm trở lại đây.

Mô hình được áp dụng hiệu quả tại hộ ông Đào Văn Hoang, ngụ ấp Phú Trung, xã Phú Thành, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang

Năng suất nấm thu được khi trồng bằng rơm cuộn ước đạt 200 kg/100 cuộn rơm (tương đương 130 kg/tấn rơm nguyên liệu), cao hơn 20-30% so với làm từ rạ bó

Theo quan niệm cũ, nấm được coi là thực vật - thực vật không có diệp lục (sắc tố xanh). Nghiên cứu hiện đại cho thấy nấm có nhiều đặc điểm khác với thực vật.

Nước ta là nước nông nghiệp, giàu tiềm năng về lâm nghiệp, nguồn phế phụ liệu sẵn có khắp nơi, dồi dào, rẻ tiền như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân cây.

Để khởi nghiệp nghề trồng nấm ta phải có kế hoạch khởi nghiệp với cây nấm đó là các bước như sau:

Cách đây 10 năm anh Quang đạp xe xích lô, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê đủ mọi việc trong làng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn.