Trang chủ / Trồng nấm / Nấm rơm

Cách Trồng Nấm Rơm Mới

Cách Trồng Nấm Rơm Mới
Ngày đăng: 04/12/2011

Trung tâm KNKN Kiên Giang vừa triển khai quy trình sản xuất nấm rơm có sử dụng phân Bioted nấm cho 20 hộ trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả rất cao. Lượng nấm đạt khoảng 1,2-1,5 tấn/5ha rơm thu từ ruộng lúa, cao hơn gấp đôi so với cách trồng nấm thông thường của bà con nông dân.

Tận dụng nguồn rơm rạ sẵn có từ hai vụ lúa chính trong năm, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã triển khai trồng nấm rơm. Tuy nhiên, do cách làm tự phát và chủ yếu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là chính nên hiệu quả đạt không cao. Từ thực tế đó, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã xây dựng quy trình trồng nấm rơm theo kỹ thuật mới, có sử dụng phân bón Bioted để chuyển giao cho nông dân. Ông Đặng Hoàng Kiên, Trung tâm KNKN Kiên Giang cho biết: Quy trình này được Trung tâm xây dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu của các Viện, Trường trong khu vực. Bước đầu, Trung tâm đã chuyển giao quy trình này cho 20 hộ nông dân tham gia.

Ông Dương Văn Trung, nông dân ở ấp Hòa Thọ, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, người tham gia mô hình này tâm sự: “Những năm trước, với 5 ha rơm gia đình tôi chỉ thu được vài trăm ký nấm là cao, có khi lời, khi lỗ. Năm nay, nhờ được cán bộ của Trung tâm hướng dẫn quy trình mới, có sử dụng phân bón Bioted nên nấm đạt năng suất rất cao. Với 5ha rơm, sau hơn 1,5 tháng trồng nấm, gia đình tôi thu được gần 1,2 tấn nấm. Nấm thu hoạch ra đến đâu thương lái vào tận nơi thu mua với giá dao động từ 16.000-25.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, vụ nấm này tôi còn lãi trên 10 triệu đồng. Đây là kết quả quá bất ngờ đối với tôi”.

Theo ông Kiên, thông thường nông dân trồng nấm không nắm vững kỹ thuật ủ rơm nên khi chất mô năng suất thấp, không ổn định. Để trồng nấm đạt hiệu quả, trước khi ủ rơm phải xử lý 30kg vôi và ½ kg phân urê/tấn rơm. Khi ủ rơm phải đậy bạt, kê vỉ và phải có ống thông hơi để rơm chín đều và rơm ở đáy không bị thối. Sau khi ủ rơm từ 8-10 ngày, khi rơm đã chín thì tiến hành chất giồng, phun phân Bioted vào ngày thứ 1 và thứ 7 để kích thích tơ phát triển và nuôi quả thể (cây nấm). Kết quả so sánh cho thấy, nếu ủ nấm đúng quy trình, đồng thời có bổ sung thêm phân Bioted nấm, năng suất nấm tăng từ 2-4 lần so với cách sản xuất truyền thống của nông dân.

Sản phẩm phân bón Bioted chuyên dùng cho nấm rơm do Cty Phát triển Kỹ thuật Vĩnh Long nghiên cứu và sản xuất. Bà Trần Thị Kim Loan, Giám đốc Cty cho biết, với truyền thống gần 20 năm chuyên nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng phân hữu cơ, vi sinh nên các mặt hàng của Cty được nhiều bà con nông dân tin dùng. Hiện Cty đang sản suất nhiều mặt hàng phân bón mang nhãn hiệu Bioted chuyên dùng cho từng loại cây trồng khác nhau. Trong đó, phân bón Bioted nấm rơm là mặt hàng mới được đưa ra thị trường mấy năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Trồng Nấm Rơm Của Anh Ba Dương Kinh Nghiệm Trồng Nấm Rơm Của Anh Ba Dương

Thực hiện chủ chương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, bà con nông dân ở TP.Cần Thơ đã áp dụng nhiều mô hình đem lại lợi nhuận cao, trong đó có trồng nấm rơm.

02/08/2013
Kinh Nghiệm Trồng Nấm Rơm Trong Nhà Kinh Nghiệm Trồng Nấm Rơm Trong Nhà

Những năm gần đây, phong trào trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, nhất là ở huyện Mộ Đức với khoảng hơn 100 hộ dân tham gia. Mô hình đã giúp bà con vừa tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, vừa tận dụng được sức lao động nông nhàn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

07/08/2013
Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất Nấm Rơm Giải Pháp Kỹ Thuật Nâng Cao Năng Suất Nấm Rơm

Nghề trồng nấm rơm từ lâu đã phát triển mạnh tại những vùng nông thôn Bến Tre, vì nghề này tận dụng nguồn phế phẩm phụ là: rơm thải ra khi thu hoạch lúa, lại tận dụng công lao động nhàn rỗi góp phần tăng thu nhập cho người trồng lúa.

20/04/2013
Kỹ Thuật Trồng Và Chế Biến Nấm Rơm Kỹ Thuật Trồng Và Chế Biến Nấm Rơm

Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen,… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.

27/08/2013
Giới thiệu về nấm, ý nghĩa và vai trò của nấm Giới thiệu về nấm, ý nghĩa và vai trò của nấm

Theo quan niệm cũ, nấm được coi là thực vật - thực vật không có diệp lục (sắc tố xanh). Nghiên cứu hiện đại cho thấy nấm có nhiều đặc điểm khác với thực vật.

05/12/2016