Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nấm Rơm
1. Vị trí phân loại và hình thái:
Tên khoa học: Volvariella volvaceaTên tiếng Anh: Paddy straw mushroom
Tên khác: Nấm rạ, nấm đen, thảo cô, nấm trứng,....Nấm rơm thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật-Eumycota, giới nấm-Fungi.
Nấm rơm có hơn 100 loài và chi, khác nhau về màu sắc từ màu xám trắng, xám, xám đen,... kích thước, đường kính tai nấm lớn hay nhỏ tùy thuộc từng loại, cấu tạo hình thái tai nấm gồm:Bao gốc:
Bao gốc dài và cao lúc nhỏ bao lấy mũ nấm, khi mũ nấm trưởng thành gây nứt bao, bao gốc chỉ còn lại phần trùm dưới gốc chân cuống nấm. Bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt của bao tùy loài và ánh sáng, ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.Bao gốc có tác dụng:
+ Chống tia tử ngoại của mặt trời.+ Ngăn cản sự phá hoại của côn trùng.
+Giữ nước và ngăn sự thoát nước của các cơ quan bên trong.Do đóng vai trò bảo vệ nên thành phần dinh dưỡng của bao gốc rất ít.
Cuống nấm:Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn, đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Khi già xơ cứng lại và khó bẻ gãy, cuống nấm có vai trò đưa mũ nấm lên cao để phát tán bào tử đi xa, vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm.
Mũ nấm:Mũ nấm hình nón cũng có chứa melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Bên dưới mũ có nhiều phiến nấm xếp theo dạng tia kiểu vòng tròn đồng tâm. Mỗi phiến có thể sinh ra khoảng 2.500.000 bào tử. Mũ nấm có cấu tạo bởi hệ sợi đan chéo vào nhau rất giàu chất dinh dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản.
2. Đặc tính sinh học:Nấm rơm có chu kỳ sống rất điển hình của các loại nấm tán (nấm đảm). Chu kỳ sống của nấm rơm bắt đầu từ sự nảy mầm của đảm bào tử.
Đảm bào tử có hình trứng, bên ngoài có lớp vỏ dày. Lúc còn non có màu trắng, sau chuyển dần sang màu nâu bóng. Khi chín cấu tạo thêm chất cetin màu hồng thịt, vì vậy khi nấm già, dưới mũ nấm các phiến nấm chuyển sang màu hồng thịt. Phía đầu của đảm bào tử có một lỗ nhỏ là nơi để ống mầm chui ra khi nảy nầm. Bên trong bào tử đảm có chứ nguyên sinh chất, nhân và một số giọt dầu.Đảm bào tử nảy mầm tạo ra hệ sợi sơ cấp có tế bào chứa n nhiễm sắc thể. Các sợi sơ cấp tự kết hợp với nhau tạo thành các sợi thứ cấp với tế bào 2n nhiễm sắc thể.
Sợi nấm thứ cấp tăng trưởng, tích luỹ dinh dưỡng gặp điều kiện thuận lợi hình thành quả thể, nếu gặp điều kiện không thuận lợi, sợi thứ cấp có thể tạo thành bào tử gọi là bì bào tử (còn gọi là hậu bào tử, bào tử áo) thường thấy ở các túi giống nấm rơm có sợi nấm trưởng thành.Quá trình từ hệ sợi nấm thứ cấp hình thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn.
- Giai đoạn sợi nấm bện kết thành đầu đinh ghim.- Giai đoạn hình nút nhỏ.
- Giai đoạn hình nút.- Giai đoạn hình trứng.
- Giai đoạn hình chuông, hình trứng kéo dài.- Giai đoạn trưởng thành.
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 12-14 ngày. Những ngày đầu sau khi cấy giống 7-8 ngày sợi nấm hình thành hạt nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim) 2-3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng) lúc trưởng thành (giai đoạn phát sinh bào tử) trông giống như một chiếc ô dù có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh.Nấm rơm phát triển tốt nhất ở các điều kiện:
+ Nhiệt độ thích hợp từ 30-32 độ C.+ Độ ẩm nguyên liệu: 70-75%.
+ Độ ẩm không khí: 80%.+ pH cơ chất: 7-7,5.
Nấm rơm ưa thoáng khí và nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm không quá 10 độ C.3. Kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm:
3.1. Nguyên liệu và cách xử lý nguyên liệu trồng nấm rơmNguyên liệu: Hầu hết các phế phụ liệu của nông, lâm nghiệp giàu chất cellulose đều có thể dùng làm nguyên liệu trồng nấm rơm. Ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng nấm rơm trên rơm, bông phế liệu, bã mùn cưa đã trồng nấm mèo, lục bình,...
Xử lý nguyên liệu:+ Rơm rạ, bông phế liệu, lục bình,… làm ướt với nước vôi, chất đống ủ (dưới đống ủ có kệ để tránh đọng nước). Sau 3-4 ngày đảo đống ủ và ủ tiếp 3-4 ngày. Nếu rơm rạ còn cứng cần kéo dài thời gian ủ.
+ Nếu nguyên liệu quá ướt (nước chảy thành dòng) cần banh rộng ra phơi, ủ lại 2-3 ngày rồi mới đem trồng.+ Rơm rạ đủ ẩm, vắt rơm rạ có nước chảy thành nhiều giọt là đủ ẩm. Nếu khô quá cần bổ sung nước khi đảo đống ủ.
3.2 Xếp mô trồng nấm và cấy giốngVới cách trồng hiện nay có hai kiểu xếp mô: mô luống và mô khối.
Mô luống:+ Rơm sau khi xử lý được xếp thành từng lớo, thường ba hoặc bốn lớp. Mỗi lớp cấy giống riêng. Giống rải đều thành 2 đường dài theo chiều dài mô, cách bìa mô 5-10cm.
+ Chiều cao luống khoảng 0,4m, bề ngang luống trung bình khoảng 0,4m.Mô khối:
Khuôn trồng nấm rơm được làm bằng gỗ hoặc tôn có cấu tạo khối hình thang cụt, mặt trong phẳng có kích thước như sau:+ Chiều rộng đáy dưới: 0,4m.
+ Chiều rộng dáy trên 0,3m.+ Chiều dài đáy dưới: 1,2m.
+ Chiều dài đáy trên: 1,1m.+ Chiều cao khuôn: 0,4m.
Có thể điều chỉnh chiều dài của khuôn nhưng không điều chỉnh chiều cao và chiều rộng của khuôn.Cấy giống:
Trải một lớp rơm rạ dày khoảng 10-12cm, lấy giống nấm đã bẻ tơi hoặc giống trên rơm cấy một đường giống xung quanh cách mép khuôn 3-4cm, cho lớp rơm thứ hai vào khuôn và cấy giống tiếp đến khi cấy đủ 4 lớp giống, 5 lớp rơm, dùng một lớp rơm dày 3-4cm đậy lên trên cùng, ép nhẹ cho phẳng, nhấc khuôn ra.Lượng giống cấy cho một mô rơm khoảng 200-250gram.
Trung bình một tấn rơm trồng được 70 mô nấm là vừa.3.3 Chăm sóc mô đã cấy giống:
Chăm sóc nấm rơm trồng trong nhà:Sau 3-5 ngày đầu không tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ dạng sương mù trực tiếp xung quanh, chú ý phải tưới nước cẩn thận, nếu tưới mạnh sẽ làm tổn thương sợi nấm ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã mọc ra phía ngoài thành mô. Đến ngày thứ 8-9 bắt đầu xuất hiện đinh ghim, lúc này nên tưới nước dạng phun sương 2-3 lần/ngày, nấm lớn rất nhanh.
Chăm sóc nấm rơm ngoài đồng:Mô nấm rơm trồng ngoài trời phải làm lớp áo mô bằng rơm khô che phủ kín toàn bộ mô nấm, nhằm tránh mưa và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mô nấm làm khô sợi nấm. Lớp rơm rạ làm áo mô là rơm tốt, khô, phủ theo kiểu lợp mái nhà, xếp theo một chiều, dày 7-10cm.
Hàng ngày, tưới nước lên lớp rơm áo phủ ở bên ngoài để mô nấm không bị khô và đồng thời đảo mặt ngoài vào trong, trong ra ngoài.Sau từ 12-14 ngày nấm lên và tiến hành thu hái.
3.4 Thu hái nấm rơmHái nấm rơm khi quả thể còn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nứt bao, nở ô) là tốt nhất. Trường hợp nấm mọc tập trung thành từng cụm, tách những cây lớn hái trước nếu có thể.
Một ngày hái nấm từ 2-3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao nấm phát triển rất nhanh vì vậy người nuôi trồng nấm cần phải quan sát kỹ thấy tai nấm hơi nhọn đầu là thu hái ngay.Kể từ khi cấy giống đến khi thu hái hết đợt 1 khoảng 15-17 ngày, nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15. Khi thu hái hết đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm” và tai nấm nhỏ còn sót lại, ngừng tưới 3-4 ngày, sau đó tưới nhẹ để thu nấm đợt 2, hái trong 3-4 ngày thì kết thúc đợt nuôi trồng.
Dọn vệ sinh sạch sẽ: tưới nước vôi hoặc rắc 1 lớp vôi bột mỏng toàn bộ khu vực nuôi trồng khoảng 3-4 ngày sau có thể trồng đợt tiếp.Sản lượng nấm thu hái tập trung 70-80% trong đợt 1, đợt 2: 15-20%, đợt 3: 5%.
Năng suất nấm dao động từ 12 -20% nấm tươi so với nguyên liệu khô (một tấn rơm rạ khô cho thu hoạch khoảng 120-200kg nấm tươi).Năng suất nấm cao hay thấp còn phụ thuộc vào giống, kỹ thuật nuôi trồng, cách chăm sóc và nhất là khâu tưới nước và yếu tố khí hậu.
Có thể bạn quan tâm
Cư dân 2 huyện Thốt Nốt và Ô Môn (Cần Thơ) xem trồng nấm rơm là nghề truyền thống của họ. Người có tuổi nghề ít nhất là 20 năm.
Với nấm rơm, chọn lọc sơ bộ, loại bỏ những nụ nấm bị ố vàng, úng, các phần gốc dính vào còn sót lại trong lần thu hoạch trước. Cắt bỏ phần cuống nấm có dính rơm, đất
Kỹ thuật trồng nấm rơm theo quy trình mới của Trung tâm Công nghệ sinh học Việt Nam lần đầu tiên được triển khai đại trà tại huyện Sơn Hòa bước đầu đã được nông dân đón nhận.
Giá thể trồng nấm rơm có thể chế biến đơn giản không cần ử nhiều, chỉ cần ngâm rơm rạ với nước vôi tỷ lệ 5% trong khoảng 18-20 giờ rồi vớt ra để ráo nước. Xếp thành bó hoặc luống lien tục như luống khoai lang, chiều rộng 30-40cm, chiều cao từ 25-35cm, dài tùy ý
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng