Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.
Dự án này được Trung tâm Nông nghiệp quốc tế vùng Đông Nam Á của Hàn Quốc (Trung tâm KoPIA) tại Việt Nam, thuộc Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) tài trợ.
Sản lượng nấm của Việt Nam hiện đạt khoảng 250 ngàn tấn với 16 loại nấm. Riêng các tỉnh miền Đông Nam bộ có thế mạnh sản xuất các loại nấm rơm, nấm mèo, bào ngư…
Nấm được Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia với mục tiêu vào năm 2020 sẽ phát triển lên 1 triệu tấn nấm/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện nguyên liệu dùng làm giá thể sản xuất nấm tại khu vực phía Nam chủ yếu là mùn cưa cao su và gỗ tạp với giá ngày càng cao và khó kiểm soát chất lượng.
Theo đó, Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc đã triển khai dự án trồng nấm bằng nguồn phế - phụ phẩm nông nghiệp, như: thân, gốc sắn, lõi bắp… Dự án ứng dụng một số công nghệ mới của Hàn Quốc trong sản xuất nấm cho lợi nhuận tăng hơn từ 40-100% so với cách làm truyền thống.
Nguồn bài viết: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201412/trong-nam-bang-phe-pham-nong-nghiep-dat-hieu-qua-cao-2357718/
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Công ty Globalcert đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho hộ gia đình ông Nguyễn Đăng Nhân, ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) với sản phẩm tôm thẻ chân trắng, được nuôi trên diện tích 5,71 ha với sản lượng dự kiến khoảng 16 tấn/năm. Giấy chứng nhận có giá trị đến tháng 11 năm 2015.
Mô hình nuôi cua xanh thương phẩm bằng nguồn cua giống nhân tạo được Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) triển khai đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân.
Nông dân 2 xã An Nhơn và Triệu Hải của huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) đang tiếp cận nghề nuôi cá chẽm với những thành công bước đầu. Đây là giống cá nuôi sống được trong cả 3 môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt, mang lại những lợi nhuận ổn định cho kinh tế hộ gia đình.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2013-2014 theo 3 đợt.
Năm qua là một năm đại thắng lợi của con tôm thẻ chân trắng. Trên đà đó, tôm thẻ tiếp tục được phát triển mạnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục át vía tôm sú, kể cả ở những nơi chưa cho phép nuôi loại tôm này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng không thể bỏ tôm sú bởi nó vẫn có giá trị lớn.