Yên Sơn Phát Triển Kinh Tế Rừng

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Ngay từ cuối năm 2012, huyện đã giao trách nhiệm cho UBND các xã chỉ tiêu về diện tích trồng rừng dựa trên kế hoạch và điều kiện tự nhiên sẵn có của từng xã. Đồng thời, quán triệt việc thực hiện trồng theo đúng khung thời vụ đã đưa ra. Năm nay, việc đăng ký trồng rừng tại các xã được tiến hành khẩn trương; đến hết quý I, toàn huyện có 3 công ty lâm nghiệp Yên Sơn, Tuyên Bình, Nguyễn Văn Trỗi và 30 xã đăng ký trồng 4.032,3/4.000 ha kế hoạch. Tính đến hết ngày 20-6 toàn huyện đã trồng được 3.076,4 ha (đạt 80,8% kế hoạch).
Vườn ươm cây giống lâm nghiệp của anh Lê Viết Dần, thôn Lâm Sơn, xã Trung Sơn cung cấp cho nhu cầu trồng rừng của nhân dân trên địa bàn.
Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Sơn cho biết: Năm nay, công tác chuẩn bị trồng rừng được huyện triển khai sớm hơn những năm trước. Phòng Nông nghiệp & PTNT được huyện giao việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trồng rừng đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong huyện tiến hành tuyên truyền về lợi ích của việc trồng rừng tới nhân dân trong huyện; từ đó, nhận thức của người dân đã được nâng cao, người dân tích cực tham gia đăng ký trồng rừng.
Theo chỉ tiêu, năm 2013 huyện Yên Sơn trồng 4.000 ha rừng, trong đó rừng tập trung là 3.910 ha, rừng phân tán 90 ha. Các xã có chỉ tiêu trồng rừng nhiều là: Hùng Lợi 220 ha; Trung Sơn 200 ha; Kiến Thiết 276 ha… Đến nay, có trên 7 triệu cây giống chủ yếu là keo lai và mỡ đã được các công ty lâm nghiệp, người dân gieo ươm đảm bảo đủ cho vụ trồng rừng. Toàn huyện phấn đấu đến tháng 9 hoàn thành công tác trồng rừng năm 2013.
Tại xã Nhữ Khê, tranh thủ những ngày mưa thuận lợi, nhiều người dân đã lên đồi tiến hành trồng rừng. Đồng chí Trần Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND xã Nhữ Khê cho biết: Năm nay, xã có kế hoạch trồng mới 27 ha, gồm 25 ha rừng tập trung, 2 ha rừng phân tán. Đến nay, các hộ dân trong xã đang tiến hành dọn thực bì, cuốc hố và trồng mới...
Gia đình anh Nguyễn Quốc Việt ở thôn Thọ Xuân là hộ tiêu biểu về trồng rừng của xã năm 2012. Năm nay, anh Việt đã huy động các thành viên trong gia đình và thuê thêm 5 nhân công tiến hành dọn thực bì, cuốc hố, mua cây giống để trồng mới trên 2 ha keo hom làm nguyên liệu giấy. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, năm nay ngay từ khâu làm đất, đào hố, gia đình ông đều làm theo hướng dẫn, đúng kỹ thuật, đúng thời vụ.
Theo anh Lê Viết Dần, thôn Lâm Sơn, xã Trung Sơn, bình quân mỗi năm, gia đình anh sản xuất và bán ra thị trường trên 200.000 cây giống lâm nghiệp các loại, phục vụ trồng rừng đảm bảo đủ tiêu chuẩn, chất lượng. Anh còn tạo điều kiện cho bà con khó khăn, bằng việc cho ứng trước cây giống về trồng kịp thời vụ, sau này có thể trả bằng nông sản.
Cùng với việc trồng rừng, công tác bảo vệ rừng cũng được huyện Yên Sơn chú trọng. Hạt kiểm lâm và chính quyền các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng, triển khai ký cam kết bảo vệ rừng đến từng địa phương và các gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trong 6 tháng, hạt kiểm lâm huyện đã thực hiện 153 cuộc tuyên truyền, học tập, ký cam kết với 6.133 lượt người về công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.

Do nguồn nước đầm Thị Nại bị ngọt hóa nên vụ nuôi tôm năm nay đến hết tháng 4.2015 huyện Tuy Phước (Bình Định) mới cơ bản thả xong tôm giống vào nuôi trên diện tích 965 ha, muộn hơn 1 tháng so với lịch thời vụ.

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

Ngành chức năng cho biết sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản trong tháng 4 đạt khoảng 46.000 tấn, giảm hơn so tháng trước đến 4%. Cụ thể, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 28.000 tấn, giảm gần 3,5% so tháng trước. Sản lượng khai thác biển đạt khoảng 18.000 tấn, mặc dù giảm hơn 5% so với tháng trước nhưng lại tăng cao hơn so với cùng kỳ đến khoảng 20%.