Trồng môn hương trên đất cát
Đi trên đường ven biển về xã Duy Hải hỏi vào thôn Tây Sơn Tây, “thủ phủ” cây môn hương được một người dân ví von: "Thôn được đổi tên rồi, không còn Tây Sơn Tây mà là... Tây Sơn Môn, bởi cây môn hương được trồng trên đất này lâu lắm rồi. Mấy năm qua, môn hương được tiêu thụ mạnh nên người dân trồng đại trà".
Đang chăm sóc ruộng môn, bà Huỳnh Thị Sáu phấn khởi: “Đợt ni môn được giá nên bà con vui hẳn, 1 kg là 27.000 đồng, 1 sào thu từ 4 - 5 tạ.
Trước đây số diện tích này trồng mè, khoai lang, trời cho ăn thì bà con hưởng, không thì mất trắng. Ruộng toàn đất cát, hệ thống thủy lợi không có.
Nắng nóng thì thiếu nước, cây trồng chết cháy, khi có mưa mới gieo trồng được. Tuy nhiên, từ ngày môn có giá, bà con đầu tư mạnh trồng loại cây này...".
Gia đình bà Sáu trồng 4 sào môn, đóng 2 cái giếng ngay tại ruộng, đồng thời kéo 200m đường dây điện để bơm nước tưới cây. Dù trời khô hạn song cây môn vẫn bám trụ trên đất cát.
“Mỗi năm trồng 2 vụ, thu được 40 triệu đồng/vụ. Trồng môn rất thuận lợi, phân chuồng có sẵn, tôi chỉ bỏ tiền mua phân bón hóa học, thuốc BVTV. Mỗi vụ, bón từ 4 - 6 đợt, mỗi đợt 6 - 8 kg/sào, trừ chi phí có lãi 30 triệu đồng”, bà Sáu cho hay.
Trước khi trồng, cây môn được ươm bầu
Cạnh đó, ông Võ Tấn Phục tưới nước cho 3 sào môn chia sẻ, cây môn rất dễ trồng, sâu bệnh ít nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước đây, bà con thường trồng mè, lúa, khoai lang… hiệu quả thấp. Từ ngày trồng môn thì cho thu nhập khá.
“Vụ nào giá môn thấp, 1 sào cho thu 5 - 7 triệu đồng, còn trồng vụ bán cho thị trường tết thu 15 triệu đồng. Tính trung bình 1 ha cho thu 200 triệu đồng/vụ.
Từ ngày trồng môn chuyên canh, gia đình tôi có thêm thu nhập, đã được làm nhà mới khang trang, có tiền đầu tư cho con cái ăn học”, ông Phục nói.
Ông Nguyễn Văn Anh trồng 3 sào môn hương cho hay, so với nhiều loại cây trồng khác thì cây môn ít sâu bệnh nhất, chỉ bị một loại bệnh nấm, khiến cho cây vàng lá, thối củ.
Bà con có sử dụng thuốc BVTV nhưng rất khó tiêu diệt loại bệnh này. Năng suất môn hương đạt 4 - 5 tạ/sào, nhưng khi bị nấm thì chỉ được 1 - 2 tạ, thậm chí có ruộng mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Anh tưới nước cho ruộng môn
Ông Võ Quốc Hai, Phó ban Nông nghiệp xã Duy Hải cho hay, cây môn rất phù hợp với vùng đất cát pha, trồng thì rất dễ nhưng không nắm bắt được kỹ thuật thường thất bại. Hiện đã có biện pháp điều trị bệnh nấm.
"Trước khi gieo trồng, ngâm củ môn giống vào thuốc xử lý nấm trong 12 tiếng. Sau đó, rửa sạch và trải củ giống ra bao, để ở nơi thoáng mát, tránh bị mưa. Trùm bao lên củ giống từ 1 - 3 ngày", ông Hai nói.
Nông dân Võ Chúng cho hay, ươm cây vào bầu túi ni lông, khi cây có chiều cao 10 - 15cm thì đem ra trồng, phát triển nhanh. Từ ngày gieo đến lúc thu hoạch chừng 4 tháng. Môn ít bị bệnh nấm so với cách trồng thông thường trước đây.
Ông Võ Văn Hai cho biết, hiện xã có 150 hộ chuyên canh trồng môn hương với diện tích 10 ha. Tuy nhiên đầu ra bấp bênh nên người dân không dám mở rộng. Trong khi đó quỹ đất của xã có thể trồng môn khoảng 100 ha.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.
Anh Dương Văn Trung, ở thôn Thanh Lâm có hơn 2,5 ha cà phê chia sẻ: “Áp dụng phương châm bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp và đúng thời điểm nên ngay từ đầu mùa mưa, gia đình tôi đã lựa chọn những hãng phân có chất lượng, uy tín cao trên thị trường để bón cho cây.
Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.
Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.
Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.