Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Mía Trên Vùng Phèn, Mặn

Trồng Mía Trên Vùng Phèn, Mặn
Ngày đăng: 12/05/2012

Là vùng đất phèn, qua nhiều thế hệ, người dân xã Hỏa Tiến, TP.Vị Thanh (Hậu Giang) đã quen với cây khóm, loại cây đặc sản của vùng đất Hậu Giang. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, nhiều người đã cải tạo đất trồng mía thay khóm, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Từ diện tích đất trước đây trồng khóm, nhiều nông dân ở xã Hỏa Tiến đã đưa phù sa lên cải tạo lại vùng đất kém hiệu quả và chuyển sang trồng mía cho thu nhập gấp đôi cây khóm. Ông La Thanh Xuân, ở ấp Thạnh Thắng, cho biết: “Không hiểu nguyên nhân từ đâu, những năm qua, cây khóm hay bị chết, nếu sống cũng chỉ ăn được một vụ, một cây chỉ ăn được một trái. Trong khi thời gian trồng cả năm mới thu hoạch, lại cho năng suất thấp, nên gia đình không còn tha thiết với cây khóm”. Là vùng phèn, trũng, trong khi hệ thống đê bao không có, mỗi khi mùa nước lũ về làm xâm nhập mặn, người dân không chủ động được nguồn nước. 

Sau một thời gian lựa chọn, ông Xuân đã chọn cây mía làm cây trồng chủ lực thay thế cho cây khóm. Để đất màu mỡ hơn, gia đình ông thuê máy bơm thổi đất bùn từ kênh lên được 1ha, tiền công bơm 100 triệu đồng. Sau khi thu hoạch mía vụ đầu tiên, trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng/ha. Từ tiền lời có được, ông tiếp tục bơm đất trồng mía, đến nay diện tích đã nâng lên 2 ha. Theo ông Xuân, so với trồng khóm, chi phí trồng mía có cao hơn, nhưng lợi thế của cây mía lưu gốc từ 4 - 5 vụ, nên lãi cao gấp đôi trồng khóm. Biết rằng, cây khóm có cả trăm năm nay và là cây đặc sản của vùng, nhưng hiện nay không còn hiệu quả, không thể duy trì mãi, phải chuyển đổi cây trồng cho thu nhập cao hơn thì mới đủ trang trải cuộc sống.

Từ khi chuyển sang trồng mía, gia đình bà Huỳnh Thị Nhị, ở ấp Thạnh Thắng có đời sống thoải mái hơn. Bà Nhị cho biết: “Thấy cây khóm khó trồng, mỗi khi lũ về nước ngập làm chết khóm, thiệt hại cao, nên gia đình thuê nhân công cải tại lại liếp trồng 3 công mía. So với trồng lúa, khóm trên vùng đất phèn này thì cây mía cho lợi nhuận gấp 2 lần. Thu hoạch xong vụ này, gia đình sẽ cho bơm thêm đất mở rộng diện tích trồng mía”.

Ông Lê Văn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2012, diện tích trồng mía toàn xã tăng lên thêm 60 ha. Do đất trồng khóm kém hiệu quả, giá khóm bấp bênh, nên thời gian qua, nhiều hộ dân trong xã chuyển sang một số loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đó, cây mía được nhiều người dân chọn để thay thế cây khóm. Bình quân chi phí công bơm, làm đất, giống khoảng 15 triệu đồng/công. Cuối vụ mía thu hoạch, nông dân thu từ 15 - 18 triệu đồng/công, coi như vụ đầu tiên là lấy lại vốn. Người dân trong xã muốn chuyển đổi theo mô hình này rất nhiều, do 3/4 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã bị nhiễm phèn, bắt đầu từ cuối tháng 11 kéo dài cho đến tháng 5 của năm sau, thậm chí còn bị mặn do mưa trễ. 

Tuy nhiên, để cải tạo đất, hầu như người dân phải tự bỏ vốn ra với chi phí khá cao, nên chỉ có những gia đình đủ khả năng mới dám đầu tư. Dù mô hình này rất hiệu quả, nhưng muốn chuyển đổi cây trồng phải có dự án cải tạo lại vùng đất này. Nếu để hộ dân tự cải tạo, khôi phục thì chỉ được khoảng 20% hộ có khả năng thực hiện. Hỏa Tiến đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đầu tư cải tạo, cũng như có chính sách cho vay vốn đối với các hộ dân hoặc tổ hợp tác để người dân có điều kiện chuyển đổi cây trồng hiệu quả hơn. Đặc biệt, để ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét, rất cần sự đầu tư xây dựng sớm tuyến đê bao ngăn mặn, chống lũ tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Hồ Tiêu Việt Nam Vững Vàng Trên Thương Trường Quốc Tế Hồ Tiêu Việt Nam Vững Vàng Trên Thương Trường Quốc Tế

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

27/08/2014
Sinh Nhai Từ Lá Gòn Sinh Nhai Từ Lá Gòn

Bà Nguyễn Thị Nưng đã gắn bó với nghề này gần 20 năm cho biết, vì gia đình không có đất trồng trọt, trước đây vợ chồng bà thường đi làm mướn nhiều việc như cắt lúa, dệt chiếu...

27/08/2014
Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại” Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại”

Vào “vương quốc” xoài xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, chúng tôi bất ngờ bởi đâu đâu cũng thấy những vườn xoài đang ra hoa, nối tiếp vườn xoài trái oằn cành. Ở đây, có hàng chục vựa xoài, vựa nào cũng ken đầy cần xé xoài chờ đưa lên xe tải đi tiêu thụ.

27/08/2014
Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung

Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.

27/08/2014
Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông

Nhờ đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp mà nhiều hộ dân ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Đây là động lực giúp cho người dân tiếp tục chuyển đổi số diện tích còn lại.

27/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.