Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát

Vấn Đề An Toàn Vùng Nuôi Trước Dịch Bệnh Bùng Phát
Ngày đăng: 13/06/2014

Đảm bảo an toàn vùng nuôi nhằm hạn chế mầm bệnh, dịch bệnh bùng phát, người nuôi tôm không sử dụng thuốc, hóa chất cấm trong nuôi tôm.

Công tác này được các ngành chuyên môn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Sóc Trăng triển khai thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi, ao nuôi an toàn, bền vững.

Mỹ Xuyên là vùng nuôi bán thâm canh, tôm lúa nên khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi an toàn không theo kịp các vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh khác trong tỉnh.

Chính vì thế mà công tác tập huấn, hội thảo được tập rung nhiều hơn so với các địa phương khác, nhờ đó mà ý thức người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên có những chuyển biến tích cực, từ khâu cải tạo ao nuôi đến việc ứng dụng các biện pháp nuôi an toàn sinh học.

Năm nay vụ nuôi tôm nước lợ đang đứng trước những khó khăn khó lường do tình hình thiệt hại bùng phát ở nhiều giai đoạn khác nhau, nghiêm trọng nhất là vùng nuôi tôm của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, mức độ thiệt hại đầu vụ trên 60%, ngay thời điểm này diện tích thiệt hại đang ở mức tương đương 50%, nhiều vùng nuôi thiệt hại hơn 80% như Phường Khánh Hòa, Vĩnh Phước và một phần của xã Hòa Đông.

Không chỉ có ở Vĩnh Châu mà thời gian gần đây, vùng nuôi tôm huyện Trần Đề cũng có dấu hiệu thiệt hại tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại, đây thật sự là điều đáng lo của người nuôi .

Năm 2013 – 2014 do tác động từ giá tôm thương phẩm ở mức cao nên người nuôi tôm tỏ ra nôn nóng, nhiều vùng tập trung vào đối tượng tôm thẻ chân trắng, mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh. Chính việc sản xuất thâm canh và thời tiết không thuận lợi đã gây thiệt hại khá nặng ở hầu hết các địa phương. Hai năm liên tiếp, mức độ tôm nuôi thiệt hại ở huyện Mỹ Xuyên ở mức không quá 30%.

Trải qua nhiều vụ nuôi mà mức độ thiệt hại trên tôm nuôi ở Mỹ Xuyên không mang tính bùng phát, đã cho thấy khả năng ứng dụng kỹ thuật nuôi của nông dân có nhiều tiến bộ, tính bền vững của quy trình luân canh tôm - lúa được khẳng định.

Thời gian qua, Chi Cục Quản lý chất lượng nông – lâm sản và thủy sản, Trung Tâm Khuyến Nông, Chi Cục Thú Y đã tổ chức nhiều cuộc chuyển giao kỹ thuật, các biện pháp nuôi tôm an toàn cho nông dân Mỹ Xuyên, qua đó người nuôi đã ý thức cao trong việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm, tham gia bảo vệ các công trình thủy lợi để hạn chế thấp nhất tình trạng tồn lưu mầm bệnh trong vùng nuôi ở các xã cuối nguồn như Gia Hòa 2, Thạnh Quới.

Ông lê Văn An, Phó chủ tịch UBND xã Gia Hòa 2 cho biết: “Xã vận động người dân tăng cường bảo vệ vùng nuôi, đảm bảo môi trường, áp dụng những tiến bộ mới được vào sản xuất. Để hạn chế tối đa thiệt hại trong san xuất”.

Năm 2013, 2014, huyện Mỹ Xuyên đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi ở các xã vùng nuôi tôm nước lợ, nhất là các xã cuối nguồn, nhằm giải quyết cơ bản về nguồn nước và giảm bớt áp lực bệnh trên tôm nuôi.

Năm nay các vùng nuôi tôm ở Mỹ Xuyên cơ bản an toàn, nhất là các khu vực giữ vững được quy trình luân canh tôm – lúa bền vững. Huyện cũng tập trung khuyến cáo nông dân thực hiện tốt khung lịch thời vụ để kịp lắp lại một vụ lúa trên nền ao nuôi tôm, bởi giải pháp mang tính căn cơ nhất, an toàn nhất vẫn là quy trình tôm – lúa.

Không riêng ở vùng nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng cũng khuyến cáo bà con nuôi tôm nên thực hiện tốt các quy trình nuôi tôm an toàn, chỉ có như vậy mới hạn chế được thiệt hại. Khi nông dân làm tốt quy trình kỹ thuật như khuyến cáo thì mức độ thiệt hại sẽ hạn chế, nhất là khả năng đối phó với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Theo nhận định của Chi Cục Thú Y Sóc Trăng, hiện nay Sóc Trăng đã phát hiện vi khuẩn gây hoại tử gan tụy cấp ở thị xã Vĩnh Châu đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho người nuôi tôm. Riêng địa bàn huyện Long Phú, Cù Lao dung tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại đã bùng phát trong những tuần gần đây mà Cục thú Y vẫn chưa xác định được bệnh phẩm.

Đây là một trong những biểu hiện bất lợi cho người nuôi tôm, chính vì thế bà con phải hết sức thận trọng trong quản lý, chăm sóc tôm nuôi, để hạn chế được rủi ro, nhất là giữ cho môi rường vùng nuôi an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Tại Một Số Địa Phương

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

09/09/2013
Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên Khảo Sát Tỷ Lệ Hao Hụt Của Lươn Nuôi Từ Nguồn Giống Khai Thác Tự Nhiên

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

09/09/2013
Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn Khai Thác, Nuôi Trồng Thuỷ Sản Ở Vân Đồn

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

09/09/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Bò Phát Triển Chăn Nuôi Bò

Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang), mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “2b” (trồng bắp và nuôi bò) trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình ở nông thôn.

09/09/2013
Hàn Quốc Đầu Tư Phát Triển Vùng Trồng Ớt Tại Ninh Thuận Hàn Quốc Đầu Tư Phát Triển Vùng Trồng Ớt Tại Ninh Thuận

Sáng ngày 4-9, tại TP Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận cùng Tập đoàn Chen Jedang Corpration - Hàn Quốc (Tập đoàn CJ) tổ chức Lễ ký kết bản ghi nhớ “Phát triển vùng chuyên canh ớt gắn với xây dựng nhà máy chế biến ớt khô, đóng gói tại Ninh Thuận để xuất khẩu”.

09/09/2013