Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn

Mỗi năm thu tiền tỷ từ 4,5 ha vườn
Ngày đăng: 03/09/2015

Ông Huỳnh khoe trụ tiêu leo trên cây điều đạt 10kg/vụ

Thủy chung với cây điều

Theo gia đình vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1960, vùng đất đỏ bazan phì nhiêu, màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp của Bình Phước đã gắn bó với ông Huỳnh từ đó tới nay. Chọn huyện Bù Đăng để xây dựng cơ ngơi, chăm chỉ làm ăn, khai hoang, mua thêm đất mở rộng diện tích, đến nay gia đình ông có 4,5 ha đất trồng các loại cây công nghiệp lâu năm. “Đầu những năm 1990 và khoảng 5 năm từ 2006 - 2011, thấy nhiều hộ khá lên nhờ cao su, vợ tôi bàn hay là chặt vài ha điều để trồng cây này nhưng tôi quyết định giữ lại vườn điều với niềm tin có ngày cây điều không phụ công mình.

Vài năm trở lại đây, giá mủ cao su liên tục tụt dốc thì giá hạt điều luôn giữ mức ổn định từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Nhờ chăm sóc tốt, đúng quy trình mà sản lượng điều của gia đình tôi luôn đạt 3 - 3,5 tấn/ha. Với 3,5 ha điều, 1,5 ha cà phê, gia đình tôi có nguồn thu không nhỏ mỗi năm” - ông Huỳnh chia sẻ.

Muốn điều ra bông sớm, sau mỗi vụ thu hoạch, ông Huỳnh tỉa cành, bón phân để cây nhanh phục hồi; chặt bỏ những cành sâu bệnh để vườn cây thoáng, giúp ánh nắng phân bố đều trong vườn cây. Mỗi gốc điều ông bón ít nhất 50kg phân chuồng và 1kg hỗn hợp NPK, cứ như vậy sau mỗi năm tăng lượng phân vô cơ.

Đầu tháng 5 (dương lịch) bắt đầu có mưa, đất ẩm thì làm cỏ, bón phân lần một, cuối tháng 11 bón lần hai. Không chỉ cung cấp đủ lượng phân bón, nước tưới mà phải dựa vào thời tiết để xịt thuốc vào thời gian cây ra bông, đậu trái. Đó là những bí quyết để vườn điều của gia đình ông Huỳnh luôn đạt năng suất cao.

Xen canh không sợ mất mùa

Ông Huỳnh chọn 1,5 ha đất tốt, màu mỡ để trồng tiêu cho leo lên thân cây điều. 400 gốc tiêu trồng xen trong vườn điều và cà phê hiện đang cho thu hoạch 4 tạ/năm. Năm 2009, được Trung tâm Khuyến nông huyện hỗ trợ giống cây ca cao, ông Huỳnh xuống 600 gốc trồng xen dưới tán điều. “Ca cao là loại cây hay bị nấm bệnh, vốn đầu tư lớn nên phải thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng trừ.

Năm thứ 4 bắt đầu thu hoạch rộ. Hiện đầu ra của ca cao rất ổn vì công ty luôn cử nhân viên đến tận vườn thu gom.

Tôi còn tự lên men, chế biến theo đơn đặt hàng của các công ty chuyên xuất khẩu ca cao ra nước ngoài. 600 gốc ca cao đang cho thu hoạch 1 tấn/năm. Với giá ca cao hiện nay là 52 ngàn đồng/kg, mỗi năm tôi thu về khoảng 50 triệu đồng” - ông Huỳnh cho biết.

Hiện 1,5 ha cà phê già cỗi, ông Huỳnh dự tính sẽ ghép chồi cải tạo vườn cà phê vào cuối năm nay.

Học tập kinh nghiệm nhiều nơi, đọc các loại sách hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, nghe đài, xem tivi... nhưng ông Huỳnh khẳng định: “Sách vở cũng chỉ hỗ trợ phần nào, quan trọng phải từ kinh nghiệm thực tế. Vườn cây nhà tôi luôn hạn chế tối đa lượng thuốc xịt cỏ, tôi chỉ phát thủ công. Lá và cỏ sau khi dọn để cách gốc chừng 2m nhằm chống rửa trôi và giữ lại chất hữu cơ. Không nên dọn vườn nhiều, đặc biệt luôn giữ lá rụng trong vườn để tạo độ ẩm cho đất”.

Để có lượng phân chuồng đủ bón cho cây, ông Huỳnh duy trì nuôi 20 heo nái và trên 100 heo thịt, mỗi năm xuất chuồng 35 - 40 tấn heo, thu về 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Phân heo thải ra, ông Huỳnh xây hầm bioga, tưới và bón cho cây. Bằng cách này giảm 70% phân hóa học, tiết kiệm chi phí 50 triệu đồng mỗi năm. Ông còn tận dụng 0,8 ha đất để đào ao thả cá.

Nhờ xen canh nuôi, trồng nhiều loại cây - con trên cùng đơn vị diện tích mà lão nông Nguyễn Văn Huỳnh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Gia đình ông đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động thời vụ và 3 lao động thường xuyên với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Hai người con của ông đều đang học đại học ở thành phố Hồ Chí Minh.


Có thể bạn quan tâm

Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.

11/12/2013
Nông Sản Khánh Vinh Rớt Giá Nông Sản Khánh Vinh Rớt Giá

Bắp rớt giá, mì vẫn ở mức giá thấp… trong khi chi phí vật tư, tiền công thu hoạch tăng khiến nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lao đao. Nhiều người đang thiếu vốn sản xuất, có nguy cơ thiếu đói…

11/12/2013
VietGAP Thủy Sản Tăng Lợi, Giảm Hại VietGAP Thủy Sản Tăng Lợi, Giảm Hại

VietGAP thủy sản là quy trình sản xuất đảm bảo theo hướng an toàn dịch bệnh, môi trường và xã hội; đồng thời truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với 4 tiêu chí này, VietGAP được xem là cách giúp nông dân “tăng lợi, giảm hại” bền vững. Thế nhưng, giải pháp hữu ích trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi…

13/12/2013
Khai Mạc Hội Nghị & Triển Lãm Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á – Thái Bình Dương (APA-2013) Khai Mạc Hội Nghị & Triển Lãm Nuôi Trồng Thủy Sản Châu Á – Thái Bình Dương (APA-2013)

“Định vị hướng tới Lợi nhuận” là chủ đề của Hội nghị NTTS Châu Á - Thái Bình Dương và Triển lãm Thương mại (APA-2013) được tổ chức từ ngày 10 - 13/12/2013 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC).

13/12/2013
Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Vùng Biên Giới Giang Thành

Tổ chăn nuôi bò vỗ béo của Chi hội Cựu chiến binh ấp T4, xã Vĩnh Phú, là mô hình mới nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp một số hội viên và nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

13/12/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.