Trồng mai nuôi cá thu lãi khá

Anh Nguyễn Ngọc Quà đang chăm sóc mai kiểng.
Anh Quà kể:
Nhờ tham gia lớp dạy nghề trồng mai kiểng do Hội Nông dân xã tổ chức, và trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân có thâm niên trồng mai kiểng ở địa phương để học hỏi thêm, năm đầu (2006) tui trồng chừng 200 chậu mai, quá trình chăm sóc tạo dáng, thế cho cây mai thấy cũng đơn giản, nên tui phát triển lên 1.000 chậu; những năm sau trồng tăng dần.
Hàng năm tôi bán đi rồi trồng lại, cứ thế đến nay trong vườn nhà có trên 4.000 chậu mai các loại.
Bên cạnh đó, tui còn theo nghề buôn bán mai kiểng, mua mai 3 năm tuổi trở lên đem về nhà chăm sóc, đến Tết xuất bán.
Cứ như vậy, từ năm 2010 đến nay năm nào tui cũng thu lãi không dưới 200 triệu đồng; đận Tết năm 2015 lãi hơn 300 triệu đồng từ bán mai trồng trong vườn nhà và buôn bán mai kiểng.
Anh Quà còn nuôi cá trê lai theo phương pháp đào ao phủ bạt. Anh vừa xuất bán trên 1 tấn cá trê lai 4 tháng tuổi, trọng lượng 0,6kg/con, với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn thực lãi 15 triệu đồng.
Anh Quà chia sẻ:
Trong thời gian tới tui sẽ mở rộng diện tích ao nuôi cá lên gấp đôi hiện nay, đồng thời áp dụng kỹ thuật trồng mai sạch, để góp phần bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, làng
xóm.
Có thể bạn quan tâm

Tại diễn đàn “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại Tiền Giang cuối tháng 9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia hàng đầu về cây ăn trái đã trao đổi kinh nghiệm cùng các nhà vườn để phát triển cho cây ăn trái miền Tây.

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

Cho doanh nghiệp (DN) thầu đất vừa được thu sản phẩm (100 – 120kg thóc/sào/năm), vừa có thể trở thành nhân công của DN, canh tác trên chính mảnh ruộng của mình với mức lương 100.000 – 150.000/ngày, những nông dân tham gia Dự án phát triển sản xuất mô hình giống lúa lai F1 tại Nam Định đang được hưởng “lợi nhuận kép”.

Phải khẳng định rằng, thịt lợn siêu nạc do giống siêu nạc khác hoàn toàn với thịt lợn siêu nạc do dùng chất cấm tạo nạc.