Triệu Phú Chuối Trên Đất Phú Long (Ninh Bình)

Về vùng kinh tế mới xã Phú Long (Nho Quan - Ninh Bình), ai cũng biết gia đình anh Trần Minh Sơn ở thôn 10 nhờ trồng chuối mà trở thành triệu phú.
Anh Sơn cho biết: Nhà anh trồng toàn giống chuối tiêu hồng, là loại chuối dễ trồng và chăm sóc, cây thấp, nải to, buồng dài và có khả năng chống chịu khô hạn, bão gió tốt; khi chín có màu vàng tươi, vị ngọt đậm. Chuối tiêu hồng trồng sau 9 đến 10 tháng là cho thu hoạch, từ khi trổ hoa đến khi thu hoạch khoảng 3 đến 4 tháng. Hiện nay, gia đình anh thuê 13 ha để trồng chuối và trồng thêm 3 ha đất sẵn có của gia đình.
Với lợi thế của vùng đất hình lòng chảo, đất màu dồn xuống cùng với việc tận dụng nguồn nước phân bioga từ trại lợn Khánh An ở ngay gần nhà để tưới cho vườn chuối, do vậy chi phí đầu tư cho 1 ha trồng chuối thấp, không mất phân bón và tốn ít công chăm bón.
Đây là năm thứ 3 anh chồng chuối. Năm đầu anh mới chỉ trồng 0,6 ha với 1500 cây, thu lãi 200 triệu đồng. Năm sau đó trồng 2,4 ha, thu lãi 600 triệu đồng. Anh Sơn cho biế thêmt: một buồng chuối nếu được chăm sóc tốt nặng 40 - 50 kg, buồng bé cũng tới 20 kg. Đặc biệt thuận lợi là chuối rất dễ tiêu thụ với thị trường rộng, thương lái từ các chợ Tam Điệp, Ninh Bình, chợ Rịa... vào tận vườn nhà để mua; có cả khách hàng từ Nam Định vào đặt hàng làm chuối xấy khô. Thời gian tới, nếu có vốn, anh dự định sẽ tiếp tục thầu thêm 20 ha đất thuộc thôn 7 để trồng chuối.
Nhận thấy đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nên một số hộ khác cũng trồng theo như gia đình ông Hường người cùng xã cũng trồng 1 ha chuối, bước đầu cũng cho thu nhập khá.
Chuối là loại cây trồng rất đỗi quen thuộc, nhiều người còn xem đó là loại cây trồng bình thường, trồng cho mát vườn, hiệu quả kinh tế không đáng là bao, song với cách làm mới biết tận dụng "thiên thời, địa lợi" như gia đình anh Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm cho mọi người có cái nhìn, cách đánh giá khác hẳn về cây chuối.
Đồng chí Lương Mạnh Tường, Phó chủ tịch UBND xã Phú Long cho biết: Gia đình anh Trần Minh Sơn là một trong những hộ nông dân biết sáng tạo, tích cực tìm tòi nghiên cứu những mô hình hiệu quả kinh tế cao để áp dụng vào sản xuất và đã thành công với mô hình trồng chuối. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, anh Sơn còn tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tích cực trong phong trào xoá đói giảm nghèo của xã Phú Long.
Bên cạnh trồng chuối, anh Sơn còn trồng thêm 400 cây hồng không hạt, 120 cây nhãn lồng Hưng Yên, mít Tố Nữ... Năm 2012, các loại cây này cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Tính sơ bộ, năm 2012, tổng thu nhập của gia đình anh Sơn đạt khoảng 700 triệu đồng. Anh cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện về cây giống để các hộ khác cùng trồng chuối như gia đình anh với mong muốn chuối Phú Long sẽ trở thành thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.

Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.

Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…

Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.