Trồng mai nuôi cá thu lãi khá
Anh Nguyễn Ngọc Quà đang chăm sóc mai kiểng.
Anh Quà kể:
Nhờ tham gia lớp dạy nghề trồng mai kiểng do Hội Nông dân xã tổ chức, và trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân có thâm niên trồng mai kiểng ở địa phương để học hỏi thêm, năm đầu (2006) tui trồng chừng 200 chậu mai, quá trình chăm sóc tạo dáng, thế cho cây mai thấy cũng đơn giản, nên tui phát triển lên 1.000 chậu; những năm sau trồng tăng dần.
Hàng năm tôi bán đi rồi trồng lại, cứ thế đến nay trong vườn nhà có trên 4.000 chậu mai các loại.
Bên cạnh đó, tui còn theo nghề buôn bán mai kiểng, mua mai 3 năm tuổi trở lên đem về nhà chăm sóc, đến Tết xuất bán.
Cứ như vậy, từ năm 2010 đến nay năm nào tui cũng thu lãi không dưới 200 triệu đồng; đận Tết năm 2015 lãi hơn 300 triệu đồng từ bán mai trồng trong vườn nhà và buôn bán mai kiểng.
Anh Quà còn nuôi cá trê lai theo phương pháp đào ao phủ bạt. Anh vừa xuất bán trên 1 tấn cá trê lai 4 tháng tuổi, trọng lượng 0,6kg/con, với giá 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn thực lãi 15 triệu đồng.
Anh Quà chia sẻ:
Trong thời gian tới tui sẽ mở rộng diện tích ao nuôi cá lên gấp đôi hiện nay, đồng thời áp dụng kỹ thuật trồng mai sạch, để góp phần bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, làng
xóm.
Related news
Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.
Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”
Ngày 26.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Xuân Hồng, chủ cơ sở thu mua tôm sú ở 155 đường Đống Đa, Quy Nhơn, vì đã có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Hợp tác xã nông nghiệp Xanh (Đơn Dương - Lâm Đồng) đã trồng măng tây trên giá thể phân trùn quế ở các xã Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa, Bình Thạnh của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), đạt lợi nhuận lên đến 500 triệu đồng/ha/năm.
Theo tiến sĩ Lê Quý Tùy, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm Đồng, Trung tâm này đã nhân giống thành công các giống dâu năng suất cao, được lai tạo từ các giống dâu địa phương của Lâm Đồng cùng các giống dâu nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc.