Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Lúa Lai Lãi Lớn

Trồng Lúa Lai Lãi Lớn
Ngày đăng: 15/02/2014

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cộng với trình độ thâm canh cao, mấy năm gần đây việc trồng lúa lai F1 của người dân ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho thu nhập khá lớn.

Cấp tiền cho doanh nghiệp sản xuất lúa lai

Theo TS Nguyễn Như Hải (Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT), hiện diện tích trồng lúa lai thương phẩm của cả nước vào khoảng 700.000ha, góp phần tăng sản lượng lúa từ 700.000 - 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đến năm 2012, diện tích sản xuất giống lúa lai toàn quốc mới đạt 2.100ha, sản lượng gần 13.000 tấn, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu giống của ND”.

TS Vũ Hồng Quảng – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cho biết: “Tại cuộc họp về định hướng sản xuất lúa lai năm 2012, Bộ NNPTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 nâng tổng diện tích lúa lai từ 2.100ha lên 5.000ha.

Theo đó, Nhà nước sẽ cấp tiền cho các doanh nghiệp nhà nước, kể cả doanh nghiệp tư nhân và đơn vị nghiên cứu khi mua bản quyền dòng mẹ từ nước ngoài về để sản xuất lúa lai F1 trong nước. Điều này cũng góp phần thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và ND để trồng lúa lai F1, từ đó giúp bà con nâng cao thu nhập”.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Quang Lượng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, huyện có 11.344ha đất nông nghiệp, là nơi có truyền thống sản xuất lúa giống thuần nguyên chủng và siêu nguyên chủng, với diện tích hàng trăm ha mỗi năm.

“Năm 2011, Viện Nghiên cứu lúa đã khảo sát, nghiên cứu và nhận thấy Tân Yên là vùng đất phù hợp để sản xuất lúa lai F1 và ngay sau đó tại thôn Trám, xã Phúc Sơn chúng tôi đã cho triển khai trồng với diện tích 3,5ha, sử dụng giống Việt lai 24.

Năm đó, mô hình rất thành công nên năm 2012, tiếp tục thử nghiệm giống Việt lai 50 trên quy mô 4,6ha và giống LC 212, quy mô 21,3ha. Kết quả, năng suất lúa lai đạt bình quân 32 – 37 tạ/ha, có hộ đạt 40 tạ/ha, trừ chi phí lãi 2 – 2,5 triệu đồng/sào/vụ” – ông Lượng cho biết.

Đến nay, phong trào sản xuất lúa lai F1 ở Tân Yên đã phát triển khá rầm rộ, với diện tích hơn 50ha, chủ yếu sản xuất các giống lúa lai 2 dòng và 3 dòng như: Việt lai 50, LC212, GS9, nhị ưu 838, HYT 100…

Hướng đi mới cho người trồng lúa

Đến xã Việt Ngọc, hỏi ông Trần Công Việt, thôn Việt Hùng 2 ai cũng biết, bởi trong khi nông dân nhiều nơi phải bỏ ruộng vì cấy lúa không có lãi, thì ông lại đầu tư hàng chục triệu đồng thuê tới 3ha ruộng để sản xuất lúa lai. Ông Việt bảo: Làm nông quan trọng nhất là phải có đất. Chỉ cần có đất, biết cách làm ăn thì không sợ nghèo đói. “Sở dĩ tôi thầu tới 3ha để trồng lúa lai, vì thấy nghề này lãi hơn trồng lúa thuần.

Ông Nguyễn Văn Thơm – Trưởng thôn Trám cho biết: “Từ lúc chỉ có vài ha, đến nay thôn Trám có tới 17ha sản xuất hạt lúa lai F1, với gần 100 hộ tham gia. Trồng lúa lai đã và đang là hướng đi mới cho nông dân địa phương, góp phần nâng cao thu nhập”.

Như vụ chiêm xuân vừa qua, tôi cấy giống nhị ưu 838 cho Công ty TNHH Giống cây trồng Giang Nam, năng suất đạt 1,1 - 1,3 tạ hạt lai/sào, cộng với khoảng 70 - 80kg lúa bố. Hiện, hạt giống lai công ty mua với giá 25.000 đồng/kg, còn lúa thịt mua 6.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi 2,3 – 2,5 triệu đồng/sào” – ông Việt phấn khởi tâm sự.

Theo ông Việt, sản xuất lúa lai F1 đòi hỏi kỹ thuật cao hơn lúa thịt, bởi lúa lai đòi hỏi cách ly tốt, tránh lai tạp. Để có hạt giống tốt, ngoài cấy muộn hơn lúa thịt, ông còn dùng nylon che xung quanh ruộng để tránh phấn lúa bay. “Thời gian thụ phấn của cây lúa rất ngắn nên tôi phải thường xuyên có mặt trên đồng. Canh lúa thụ phấn như canh “vợ đẻ” vậy” – ông Việt vui vẻ nói.

Tương tự, ông Nguyễn Duy Hiển ở thôn Thể Hội, xã Việt Ngọc cũng là một trong những ND liên tục thu lợi nhuận cao nhờ trồng lúa lai F1. Vụ chiêm vừa rồi, ông chỉ cấy hơn 1 mẫu ruộng, song vẫn lãi trên 20 triệu đồng. “Trước đây, tôi cấy lúa thuần, trừ hết chi phí chỉ lãi vài trăm ngàn đồng/sào, vụ nào thời tiết bất thuận còn bị lỗ. 2 năm nay tham gia sản xuất lúa lai, tôi mới được cầm đồng tiền dôi” – ông Hiển thật thà cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

11/08/2014
Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

11/08/2014
Nông Sản Xuất Sang Trung Quốc Giảm Mạnh Nông Sản Xuất Sang Trung Quốc Giảm Mạnh

Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.

11/08/2014
Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm Nguy Cơ Dịch Chổi Rồng Trên Chôm Chôm

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

11/08/2014
Bệnh Chổi Rồng Ở Tiền Giang Đầu Tư Lớn, Hiệu Quả Chưa Cao Bệnh Chổi Rồng Ở Tiền Giang Đầu Tư Lớn, Hiệu Quả Chưa Cao

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

11/08/2014