Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn
Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại 4 xã: Mỹ Thành Nam, Thạnh Lộc, Mỹ Phước Tây và Mỹ Hạnh Trung, với tổng diện tích 142 ha. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp còn phối hợp với Hội Phụ nữ huyện triển khai thêm 5 mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh virus trên cây lúa với tổng diện tích 80 ha.
Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.
Qua khảo sát cho thấy, năng suất lúa bình quân đạt từ 78 - 80 tạ/ha. Đáng chú ý, tại xã Mỹ Thành Nam, nông dân thực hiện 30 ha, được Công ty Tân Thành (Cần Thơ) đầu tư giống và bao tiêu sản phẩm, sử dụng giống OM 7347 chất lượng cao, thu kết quả tốt; năng suất lúa đông xuân đạt 100 tạ/ha, được Công ty Tân Thành đầu tư tái chứng nhận Global GAP.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, giá lúa của các doanh nghiệp tiêu thụ cho nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn khá cao, lợi nhuận phần đông đều tăng hơn so với sản xuất trong điều kiện bình thường. Cụ thể, Công ty Tân Thành bao tiêu lúa tại Mỹ Thành Nam mức 5.900 đồng/kg, lợi nhuận đạt 60 - 65 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài mô hình khoảng 2 triệu đồng/ha.
Các doanh nghiệp khác bao tiêu với giá lúa từ 5.100 - 5.700 đồng/kg. Tính chung, bình quân mỗi ha lúa tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng/ha. Đây được xem là mức thu nhập cao nhất của bà con vụ sản xuất đông xuân trong vòng vài năm trở lại đây.
Có thể bạn quan tâm
Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.
Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.
Từ nhiều năm nay Thủy Trầm có tới hơn 90% số hộ nuôi, gột cá chép đỏ chuyên phục vụ cho việc cúng lễ. Thực ra, cách nay khoảng 30 - 40 năm, nghề nuôi thả cá chép đã hình thành và phát triển tại Thủy Trầm, nhưng số lượng các hộ dân tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ chưa phát triển rầm rộ như bây giờ.
Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tuy được thành lập từ khá sớm nhưng sau nhiều năm xây dựng, tới giữa tháng 11/2012, Trung tâm mới ra mắt được bộ phận nhận sự đầu tiên chỉ có 6 người và đến giữa năm 2013 mới chính thức đi vào hoạt động.
Từ những bất cập trên, UBND tỉnh Cà Mau đã kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp có năng lực đầu tư phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất tôm giống với quy mô lớn mang tầm khu vực.