Trồng Lạc Lãi 30 Triệu Đồng/vụ

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.
Không sản xuất được lúa nước do không có hệ thống thuỷ lợi, cây lạc đang được bà con nông dân xã Hóa Phúc chọn làm cây trồng chính để xoá đói giảm nghèo. Năm nay cây lạc được mùa, được giá nên bà con nông dân ở đây rất vui…
Xã Hóa Phúc có 2 thôn, 138 hộ với 550 khẩu. Toàn xã có 122 ha đất canh tác thì cây lạc đã chiếm 92ha (vụ đông xuân 70ha, vụ hè thu 22ha).
Ông Đinh Xuân Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc cho biết, mùa lạc đông xuân năm nay, xã Hóa Phúc được mùa nhất từ trước đến nay với năng suất bình quân 26 tạ/ha, sản lượng đạt 182 tấn. Để có được mùa lạc vui này, UBND xã đã lập kế hoạch và triển khai cơ cấu thời vụ hợp lý, bà con nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất với tỷ lệ phổ cập gần như 100% diện tích.
UBND xã còn cử cán bộ phụ trách nông-lâm về tận thôn, hộ gia đình để đôn đốc bà con nông dân triển khai lịch thời vụ theo đúng kế hoạch đề ra, đồng thời đầu tư chăm bón cây lạc cho đến cuối mùa vụ nên hiện tượng cây bị chết ẻo không còn xảy ra như những vụ trước.
Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc, chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt. Gia đình anh Đinh Thanh Nhái ở thôn Sy có 1,5ha đất trồng lạc. Những năm trước đây, sản lượng lạc của gia đình anh chỉ đạt từ 2 đến 2,5 tấn/vụ, riêng vụ này đạt trên 3 tấn. Với mức giá bán ra thị trường 20 triệu đồng/tấn hiện nay, sau khi trừ chi phí gia đình anh lãi ròng 30 triệu đồng. Gia đình ông Đinh Văn Ích, thôn Sy cũng là một trong những hộ có sản lượng lạc cao trên địa bàn xã Hóa Phúc.
Với diện tích gần 1,5 ha đất trồng lạc, gia đình ông Ích cũng thu được khoảng 3 tấn lạc ở vụ đông xuân này. Ông Ích cho biết, vụ lạc này, gia đình ông thu lãi khoảng 35 triệu đồng. “Với điều kiện kinh tế của một xã nghèo như Hóa Phúc, đây là nguồn thu nhập lớn nhất từ trước đến nay mà gia đình tôi có được.” – ông Ích chia sẻ.
Theo ông Đinh Xuân Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Hoá Phúc, nông dân được mùa lạc và toàn bộ sản lượng lạc của bà con sản xuất được nhiều năm qua được Công ty TNHH Diến Hồng (một doanh nghiệp đóng trên địa bàn) thu mua với giá cả rất hợp lý. Chính quyền xã Hóa Phúc cũng đã coi cây lạc là cây chủ lực để thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; do nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể và dịch bệnh cá bùng phát.

Cao su, cà phê đang lâm cảnh khó khăn về giá cả và thị trường, trong khi đó cây hồ tiêu lại đang được giá nên ở nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng ồ ạt trồng tiêu tự phát.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa có 27 cơ sở nuôi cá nước lạnh (gồm cá tầm và cá hồi). Từ khoảng trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 do thiếu nước nên ở nhiều ao nuôi ươm, cá giống chết hàng loạt. Trong đó, nhiều nhất là các cơ sở ươm cá hồi giống.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.