Giá tôm hùm thương phẩm giảm mạnh, người nuôi lo lỗ vốn

Với giá bán này, phần lớn người nuôi đều lỗ vốn do sau chu kỳ nuôi 18 tháng, chi phí mỗi con tôm hùm ít nhất 1,3 triệu đồng/kg. Cũng do sợ lỗ vốn nên nhiều hộ vẫn tiếp tục nuôi với hy vọng chờ tăng giá trở lại.
Nhiều hộ nuôi cho biết toàn bộ tôm hùm thương phẩm đều bán cho tư thương để xuất sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Do đó, giá lên hay xuống tùy thuộc vào tư thương, trong khi người nuôi không biết thông tin về sự biến động của giá cả.
Còn theo tư thương, do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm nên họ buộc phải hạ giá.
Tỉnh Phú Yên có hơn 3.000 hộ nuôi tôm hùm. Riêng thị xã Sông Cầu có gần 2.300 hộ nuôi khoảng 16.000 lồng với sản lượng năm nay dự kiến gần 800 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Nhận thấy tiềm năng kinh tế lớn từ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, 12 hộ nông dân ở xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội đã góp vốn để chăn nuôi lợn, gà, cá theo quy mô lớn.

Trong 7 tháng đầu năm 2014, Hội Nông dân huyện Hòa An phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho 2.718 hộ hội viên vay 62 tỷ 419 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất.

Do đặc điểm của đất và tập quán canh tác truyền thống của gia đình, sản lượng thu hoạch từ cây ngô, lúa không được là bao, thậm chí nhiều vụ bị mất trắng. Năm 2013, được sự khuyến khích của chính quyền địa phương, gia đình ông Hương mạnh dạn chuyển đổi hơn 2.000 m2 đất ruộng trồng ngô sang trồng cây thuốc lá.

Thức ăn gia súc khan hiếm, giá tăng cao là do chủ xe phải sang tải ở các trạm cân xe trên quốc lộ 70, do đó phát sinh cước bốc xếp; hoặc chủ xe chở đúng tải, dẫn đến giá cung ứng hàng đến các chủ đại lý cũng tăng theo từng kg.

Ngày 3/4, tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, sở vừa chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng Kinh tế, NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố điều tra toàn diện tình hình dịch hại trên cây khóm nhất là bệnh héo đỏ lá hiện đang xảy ra tại huyện Phú Hòa (Báo Phú Yên đã đưa tin).