Trồng Lạc Lãi 30 Triệu Đồng/vụ

Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt.
Không sản xuất được lúa nước do không có hệ thống thuỷ lợi, cây lạc đang được bà con nông dân xã Hóa Phúc chọn làm cây trồng chính để xoá đói giảm nghèo. Năm nay cây lạc được mùa, được giá nên bà con nông dân ở đây rất vui…
Xã Hóa Phúc có 2 thôn, 138 hộ với 550 khẩu. Toàn xã có 122 ha đất canh tác thì cây lạc đã chiếm 92ha (vụ đông xuân 70ha, vụ hè thu 22ha).
Ông Đinh Xuân Chiến - Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Phúc cho biết, mùa lạc đông xuân năm nay, xã Hóa Phúc được mùa nhất từ trước đến nay với năng suất bình quân 26 tạ/ha, sản lượng đạt 182 tấn. Để có được mùa lạc vui này, UBND xã đã lập kế hoạch và triển khai cơ cấu thời vụ hợp lý, bà con nông dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất với tỷ lệ phổ cập gần như 100% diện tích.
UBND xã còn cử cán bộ phụ trách nông-lâm về tận thôn, hộ gia đình để đôn đốc bà con nông dân triển khai lịch thời vụ theo đúng kế hoạch đề ra, đồng thời đầu tư chăm bón cây lạc cho đến cuối mùa vụ nên hiện tượng cây bị chết ẻo không còn xảy ra như những vụ trước.
Đang giữa mùa thu hoạch rộ, giữa những cánh đồng lạc xã Hoá Phúc, chúng tôi gặp nhiều người nông dân với niềm vui hiện rõ trên từng gương mặt. Gia đình anh Đinh Thanh Nhái ở thôn Sy có 1,5ha đất trồng lạc. Những năm trước đây, sản lượng lạc của gia đình anh chỉ đạt từ 2 đến 2,5 tấn/vụ, riêng vụ này đạt trên 3 tấn. Với mức giá bán ra thị trường 20 triệu đồng/tấn hiện nay, sau khi trừ chi phí gia đình anh lãi ròng 30 triệu đồng. Gia đình ông Đinh Văn Ích, thôn Sy cũng là một trong những hộ có sản lượng lạc cao trên địa bàn xã Hóa Phúc.
Với diện tích gần 1,5 ha đất trồng lạc, gia đình ông Ích cũng thu được khoảng 3 tấn lạc ở vụ đông xuân này. Ông Ích cho biết, vụ lạc này, gia đình ông thu lãi khoảng 35 triệu đồng. “Với điều kiện kinh tế của một xã nghèo như Hóa Phúc, đây là nguồn thu nhập lớn nhất từ trước đến nay mà gia đình tôi có được.” – ông Ích chia sẻ.
Theo ông Đinh Xuân Chiến – Phó Chủ tịch UBND xã Hoá Phúc, nông dân được mùa lạc và toàn bộ sản lượng lạc của bà con sản xuất được nhiều năm qua được Công ty TNHH Diến Hồng (một doanh nghiệp đóng trên địa bàn) thu mua với giá cả rất hợp lý. Chính quyền xã Hóa Phúc cũng đã coi cây lạc là cây chủ lực để thoát nghèo.
Related news

Chỉ còn khoảng một tháng nữa là nông dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) sẽ thu hoạch lúa Hè thu chính vụ. Trong khi đó, lượng lúa Đông xuân vẫn còn tồn đọng chưa thể tiêu thụ hết. Áp lực “lúa cũ chưa bán, lúa mới đã thu hoạch” và “lúa mất giá” tiếp tục đè nặng lên vai người nông dân.

Những ngày giữa tháng 6, màu vải chín bắt đầu phủ đỏ từng khoảng vườn, ngọn đồi tại huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang). Vải được xếp đầy sân những ngôi nhà làm điểm tập kết tại thị trấn Kép, Chũ hay xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn). Tại đây, sản phẩm sẽ được phân loại, đóng thùng xốp rồi đưa lên xe chở qua biên giới Trung Quốc. Chỉ một phần nhỏ được dành tiêu thụ trong nước.

Trong những năm qua, doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo đều phải căn cứ trên giá sàn xuất khẩu mà Hiệp hội lương thực Việt Nam công bố. Tuy nhiên, thời gian tới doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Theo đó, để đóng mới dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ với mức lãi phải trả chỉ 1%/năm trong thời hạn 11 năm, được sử dụng phương tiện hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 70-100 phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác thủy sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần có công suất từ 90 CV trở lên; miễn thuế tài nguyên đối với thủy sản đánh bắt, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ...

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.