Trồng Khoai Tây Sinora Cho Thu Lãi Gần 1,8 Triệu/sào
Vụ đông năm 2014, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phối hợp với Công ty TNHH Huy Hùng Thái Nguyên triển khai mô hình trồng giống khoai tây Sinora với quy mô 20ha trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các xã: Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Động Đạt, Yên Lạc, Vô Tranh và thị trấn Đu.
Theo đó, người dân tham gia mô hình được tỉnh hỗ trợ 300 nghìn đồng/sào; huyện Phú Lương hỗ trợ 8kg kali/sào. Ngoài ra, bà con còn được Công ty tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc khoai tây và trực tiếp bao tiêu sản phẩm cho bà con khi thu hoạch.
Hiện nay, người dân tại các địa phương đang thu hoạch khoai tây được khoảng 80% diện tích, năng suất dự ước đạt khoảng gần 4 tạ/sào. Với giá bán bình quân từ 6 - 7 nghìn đồng/kg, mỗi sào, người dân thu được từ 2,4 - 2,8 triệu đồng, trừ mọi chi phí cũng thu lãi gần 1,8 triệu đồng/sào.
Được biết, khoai tây sinora là giống nhập nội từ Hà Lan, có thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, ít nhiễm bệnh hơn so với một số giống khoai tây khác, thích hợp với các loại đất như: Đất chân vàn, chân đất màu, chân đất 2 vụ lúa hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì khá…
Có thể bạn quan tâm
Nhiều thông tin lạc quan về tình hình XK cá tra năm 2012 đã thôi thúc bà con mạnh dạn cải tạo ao thả giống trở lại. Song lũ lụt kéo dài năm ngoái và những đợt không khí lạnh vừa qua đã làm giảm sản lượng cá giống cung ứng cho thị trường.
Dân địa phương cho biết vùng này được gọi là “kho lim” của rừng Bãi Hà (Vĩnh Hà ngày nay). 20 năm trước rừng bị khai thác hết gỗ, những cây lim vừa bị đốn là lứa cây con vừa lớn lên. Ngay cạnh rừng lim mới bị đốn hạ, nhìn qua phía đông là một rừng keo với hàng chục hecta đã xanh tốt hơn 2 năm tuổi
Như NNVN đã phản ánh tình hình sâu đục trái cây có múi ở Kế Sách (Sóc Trăng). Tính đến đầu tháng 3/2012, huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng có tới 1.600/1.653 ha bưởi bị sâu đục trái tấn công, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái.
Các loại cá ít chịu lạnh, khi thiệt độ xuống dưới 15 độ C cá bỏ ăn, ngủ đông, chịu rét kém, dễ bi chết hàng loạt khi nhiệt độ thấp dưới 10 độ C: rô phi, chim trắng, rô đồng, tra, ba sa, cá lóc, cá chuối, trê lai, ếch đồng, cua đinh...
Những năm gần đây, môi trường nuôi trồng thủy sản ở nhiều đầm, vịnh, vùng cửa sông được cảnh báo có nguy cơ bị ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát. Vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong các đầm, vịnh, vùng cửa sông đang trở nên cấp thiết, được các cấp, các ngành và ngư dân quan tâm