Trồng Khoai Lang Cho Hiệu Quả Gấp 3 Trồng Lúa
Quảng Bình đã chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.
Năm nay, gia đình ông Phan Xuân Lâm ở xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã chuyển đổi từ 3 sào đất lúa sang trồng các loại cây có giá trị cao như khoai lang, dưa hấu.
Ông Lâm cho hay: trồng khoai lang năng suất đạt gấp 3 lần so với làm lúa. Trước đây, một mùa làm lúa, gia đình ông chỉ thu nhập được hơn 10 triệu đồng còn trồng khoai đạt từ 40 đến 50 triệu đồng.
Từ khi có “Dự án phát triển trồng khoai lang trên vùng cát” ở xã Thanh Thủy, gia đình ông Lâm được chính quyền địa phương hỗ trợ vốn, đất sản xuất: Dự án trồng khoai và trồng dưa mang hiệu quả rất lớn được các cấp các ngành hỗ trợ đất làm dự án, hiệu quả rất lớn bây giờ dân làm rất đông. Nhiều hộ gia đình trước đây rất vất vả từ khi có dự án chuyển đổi mô hình trồng khoai lang dưa rất khá giả cuộc sống đi lên kinh tế đỡ hơn.
Từ mô hình thí điểm trồng khoai lang trên đất cát của ông Phan Xuân Lâm, hiện nay, các Hợp tác xã trong huyện Lệ Thủy đã nhân rộng mô hình này và đã mang lại hiệu quả.
Ông Nguyễn Quang Năm, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết: UBND huyện Lệ Thủy đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng và toàn bộ giống, phân bón cho người dân phát triển sản xuất. Việc chuyển đổi đất lúa không chủ động nước tưới sang các loại cây có khả năng chịu hạn bước đầu đã giúp nông dân tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ông nói: “Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả. Kinh tế trên đất cát đó 1 năm trồng 3 loại cây giống khoai lang để làm nguyên liệu để chế biến khoai gieo thu hoạch khoai gieo trồng dưa hấu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha năm. Trong năm tới chúng tôi giao cho Phòng Nông nghiệp chỉ đạo để phát triển thêm một số mô hình nhân rộng mô hình đó để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện”.
Trên cơ sở đó, năm nay, tỉnh Quảng Bình vận động người dân chuyển diện tích đất lúa không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây trồng cạn khoảng 600 ha. Các mô hình này đã mang lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa.
Ông Hoàng Văn Mịn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết: Nơi nào chân ruộng cao thiếu nước, Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình chỉ đạo bà con chuyển sang trồng ngô, khoai, sắn, dưa hấu; tỉnh Quảng Bình cũng có hỗ trợ kinh phí để bà con phát triển sản xuất.
Ông Mịn cho biết: Bước đầu thực hiện chuyển đổi cây trồng đưa lại hiệu quả rất cao cho bà con nông dân. Đồng thời đầu ra của các sản phẩm này dễ dàng được bao tiêu. Tới đây chúng tôi sẽ đi làm việc với các huyện xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi cụ thể từng khu đồng sản xuất lúa giá trị thấp sang trồng đậu xanh và trồng ngô trồng cỏ nuôi bò để rồi chúng tôi xây dựng kế hoạch chung cho toàn tỉnh.
Hiện nay, Quảng Bình đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lớn trồng khoai lang, dưa hấu, sắn và một số loại cây màu khác ở vùng cát ven biển để vừa cải tạo đất vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.
Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.
Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.
VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...