Nâng Cao An Toàn Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.
Sự phát triển nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải cải thiện an toàn sinh học và nâng cao hiểu biết của người nuôi trong việc sử dụng có trách nhiệm các loại thuốc thú y dùng cho nuôi trồng thủy sản.
Đối với các nước phát triển và đang phát triển, nuôi trồng thủy sản được thừa nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại nguồn thu nhập quan trọng từ xuất khẩu sản phẩm nuôi. Việc mở rộng nuôi trồng thủy sản thương mại, tương tự như chăn nuôi gia súc, gia cầm, đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên các loại thuốc thú y để phòng và điều trị bệnh, đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và tối đa hóa sản lượng.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển các loài thủy sản tươi sống (trên phạm vi toàn cầu), người vận chuyển vô trách nhiệm đã làm lây lan các tác nhân gây bệnh trong hệ thống nuôi trồng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất nuôi và môi trường nước tự nhiên.
Việc sử dụng các phương pháp điều trị kháng sinh thích hợp là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với các bệnh truyền nhiễm ở các ao nuôi trồng thủy sản. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả hình thành nên các gen kháng thuốc ở vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh bừa bãi còn tạo ra dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm thủy sản nuôi trồng. Đây là một trong những lý do khiến một số sản phẩm thủy sản nuôi trồng ở các nước đang phát triển bị cấm nhập khẩu vào các thị trường khó tính, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho nghề nuôi.
Thực tế cho thấy, một số bệnh cấp tính vẫn có thể xảy ra ngay tại các trang trại nuôi trồng thủy sản được quản lý tốt. Do đó, việc sử dụng cẩn thận kháng sinh là điều cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc và giảm thiểu việc kháng thước của vi khuẩn. Sử dụng một cách có trách nhiệm các loại thuốc thú y là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Nổi danh trong lĩnh vực thủy sản, nhưng chị Phan Thị Tuyết Mai lại đang dồn tâm huyết cho trồng và ứng dụng nguyên liệu từ cây chùm ngây trên khá nhiều sản phẩm như mỳ gói, trà, bánh...
Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh ở thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ. Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho bà con nông dân địa phương.
Ngành chăn nuôi ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) phát triển có phần chậm hơn so với các huyện khác trong tỉnh, nhưng đang phát triển khá mạnh mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia công. Đây được xem là mô hình chăn nuôi an toàn và bền vững.
Nghệ An là tỉnh có nhiều huyện miền núi và có nhiều dân tộc sinh sống, có tiềm năng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản tương đối lớn
Xuất khẩu thủy sản được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của tỉnh Bạc Liêu. Vậy mà, bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Cứ đến mùa vụ, doanh nghiệp trong tỉnh lại kêu thiếu tôm chế biến xuất khẩu, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất lại được tuồn ra ngoài tỉnh để bán!?