Chương Trình Lai Tạo Giống Bò Mới Ở Vĩnh Thạnh
Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.
Có 29 con bò thuần Drought Master được đưa về nuôi thuần dưỡng tại Vĩnh Thạnh, gồm 19 con đực giống, 10 con cái sinh sản. Tuy là giống bò thịt năng suất cao, có nguồn gốc ôn đới, nhưng khi nuôi trong điều kiện tại địa phương đã có khả năng thích nghi cao.
Với chế độ ăn đơn giản, bao gồm phụ phẩm rơm rạ kết hợp với khẩu phần thức ăn tinh hợp lý, thời gian chăn thả không nhiều, song tất cả số bò này đều sinh trưởng, phát triển khá tốt. Có 2 hộ đồng bào Bana ở xã Vĩnh Thuận và Vĩnh Hiệp cùng tham gia chương trình và nuôi tốt giống bò này.
Ông Nguyễn Văn Lương, một hộ nông dân được hỗ trợ con bò đực giống năm 2011, cho biết, kể từ khi con bê lai F1 đầu tiên ra đời, lúc 6 tháng tuổi tầm vóc của nó có thể tương đương với con bê lai Zebu 1 năm tuổi, kèm theo ngoại hình khá đẹp đã gây ấn tượng rất tốt với người chăn nuôi trên địa bàn. Tính tới nay đã có 39 con bò cái nền được phối lai tạo bằng nguồn gien con bò đực giống của ông.
Ông Nguyễn Hữu Xuân, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: Đưa giống bò mới Drought Master về cải tạo giống là một hướng đi đúng, phù hợp với tiềm năng chăn nuôi hiện có tại Vĩnh Thạnh, hiệu quả đã được khẳng định khá rõ nét, con lai sinh ra và cả con bò thuần đều tỏ ra khá thích nghi với điều kiện chăn thả quảng canh và bán thâm canh tại địa phương, phù hợp với điều kiện thời tiết, sinh thái, khí hậu tại chỗ. Thời gian đến sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng tốt bê lai F1, F2…, để từ đó nhân rộng ra sản xuất đại trà, và tin chắc rằng ngành chăn nuôi bò thịt hàng hóa sẽ sớm trở thành hiện thực ở Vĩnh Thạnh.
Qua 2 năm, từ nguồn đực giống đã phối hơn 200 con bò cái nền trong hộ chăn nuôi gia đình, đến nay có 53 có bê lai sinh ra. Các chỉ tiêu về trọng lượng sơ sinh, tốc độ tăng trọng qua từng tháng, khả năng chống chịu bệnh tật… tất cả đều phản ánh mức sinh trưởng ở cấp độ khá.
Ngành Nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh cũng đã có kế hoạch xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng bê lai Drought Master, nhằm phổ biến rộng rãi cho nông dân trong huyện, song song với giải pháp tạo giống để tạo ra bước đi đồng bộ, rút ngắn thời gian đạt mục tiêu đề ra của chương trình.
Trong khi thị trường bò thịt luôn ở mức cao và ổn định trong suốt nhiều năm qua, việc sản xuất, chăn nuôi giống bò mới Drought Master có năng suất cao và chất lượng thịt tốt sẽ có ý nghĩa rất lớn trong tiến trình xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Thạnh.
Có thể bạn quan tâm
Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.
Theo thông tin Bộ NN&PTNT công bố, trong khi giá các loại thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng suốt 6 tháng qua, thì giá các loại thịt gia cầm như lợn, gà công nghiệp... lại liên tục giảm.
Gần đây, nhiều thông tin bất cập từ phía người dân về vấn đề triển khai phí bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) mới. Những thay đổi mới trong hợp đồng BHNN giữa người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh đã gây nhiều bức xúc, tranh cãi.
Trong khi nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn về con tôm công nghiệp thì huyện Phú Tân lại có nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích lẫn năng suất, hiệu quả mô hình này.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc lựa chọn cây con giống thích ứng với từng vùng đất là hết sức quan trọng, áp dụng các biện pháp nuôi trồng thích hợp là yếu tố quyết định giúp nhà nông thành công. Thực tế cho thấy các mô hình nuôi trồng kiểu sinh học, sinh thái, tự nhiên hay nuôi xen, trồng xen đều cho hiệu quả kinh tế khá bền vững.