Nuôi Trâu Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm
Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.
Ông Báu tâm sự: Ban đầu, gia đình ông chỉ dám mua 5-6 con giống để nuôi, vì theo ông Báu nuôi trâu khi chưa có kinh nghiệm dễ gặp rủi ro. Vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm, giờ ông đã nắm chắc cách phòng bệnh và chăm sóc đàn trâu. Đến nay, ông đã có hơn 60 con trâu bố mẹ và trâu con.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Báu cho hay: “Tôi nuôi trâu cũng đã hơn 30 năm rồi. Nuôi trâu cũng như chăm sóc con người vậy, phải hiểu tính nết của chúng; những dịch bệnh trâu hay mắc; phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên... trâu sẽ không phụ công mình”.
Theo ông Báu, không phải giống trâu nào cũng có thể nuôi được. Khi mua trâu, cần chọn con nái tốt, thuần dưỡng không húc người, không phá chuồng thì mới chọn về nuôi.
Đặc biệt, khâu vệ sinh chuồng trại cho trâu được ông Báu rất chú trọng. Tứ Hiệp đang đô thị hoá, diện tích cho chăn nuôi đang bị thu hẹp nên việc đảm bảo môi trường sạch sẽ là rất quan trọng. “Những lúc có dịch bệnh bùng phát, tôi thường xuyên rắc vôi bột xung quanh chuồng trâu để ngăn ngừa việc lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, phải tẩy sán thường xuyên cho trâu, vì thức ăn của trâu là nguồn cỏ tự nhiên ở ngoài đồng ruộng” - ông Báu nói.
Giờ đây, dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Báu vẫn gắn với nghiệp nuôi trâu. Điều làm ông vui nhất, là trang trại nuôi trâu của gia đình ông đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm và tuyên dương.
Với giá thịt trâu trên thị trường hiện nay hơn 200.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông Báu thu về từ 150-200 triệu đồng.
Bà con cần tìm hiểu kinh nghiệm nuôi trâu liên hệ với ông Báu theo số điện thoại (04)36814543.
Có thể bạn quan tâm
Trong lúc nhiều nông dân ở ĐBSCL trồng lúa không có lãi do giá thành quá cao thì nhiều hộ dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) và Phú Tân (An Giang)... cùng rủ nhau trồng lúa theo mô hình “một phải, sáu giảm” vì giúp giảm đáng kể giá thành, tăng thu nhập.
Mấy chục năm có mặt ở Đà Lạt, phương thức trồng dâu tây của nông dân vẫn không có gì thay đổi. Đó là trồng ở ngoài ruộng và nhân giống bằng cách tách thân bò và cây con từ cây chính để trồng lại. Sau nhiều năm, giống dâu tây phát sinh nhiều thứ bệnh như héo lá, đốm đỏ, vàng mép lá, đặc biệt virus xoắn lá làm giảm năng suất và phẩm chất trái dâu. Điều này buộc người nông dân ngày càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật hơn, đặc biệt là các loại thuốc diệt nấm.
Tiếp đó, ngày 17-7 tại TP.HCM sẽ diễn ra hội thảo và họp báo tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các nhà phân phối và người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc phân phối và sử dụng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Một hội thảo tương tự sẽ diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 22-7.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói. Trong đó có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long. Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng lớn từ 3 - 5 tấn.
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện một loại mực bán với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg, cao nhất cũng chỉ 50.000-70.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá mực bình thường từ 80.000-200.000 đồng/kg.