Trồng Dừa Xiêm Hiệu Quả
Tuyển chọn giống tốt:
- Nên chọn những cây sinh trưởng, phát triển tốt, không có triệu chứng các bệnh hại nguy hiểm trong vườn trồng thuần giống dừa xiêm để lấy quả nhân giống.
- Chọn những trái phát triển cân đối, không bị dị hình từ phía giữa buồng đến cuối buồng, bỏ những trái ở đầu buồng để tránh hiện tượng cây ra buồng có cổ bông dài, dễ bị gãy quày. Trong vườn ươm, nên chọn những cây có nhiều lá, bản lá rộng nhưng cuống ngắn thường là những cây sẽ cho sản lượng cao.
Chăm sóc:
- Khi xen canh, các cây trồng khác phải trồng cách gốc dừa ít nhất 2 m.
- Không nên vô cớ đốn tỉa các tàu lá non, nhất là thời kỳ cây chưa cho trái sẽ làm giảm sức sinh trưởng của cây, cây chậm ra hoa. Với các cây đang cho trái, nếu các tàu lá bị đốn tỉa trước khi hoa tự nở sẽ làm cho hoa ở nách lá đó bị hư hại, hoặc nếu buồng có phát triển được thì sau này cũng dễ bị gãy cổ quày.
- Tưới nước đầy đủ trong giai đoạn cây con; trong vườn phải có hệ thống mương rãnh thoát nước tốt để tránh úng ngập khi mưa lũ.
- Thường xuyên xới xáo vườn dừa vào đầu mùa mưa để cắt bỏ phần rễ chết, tạo thông thoáng cho đất giúp rễ mới phát triển.
- Làm sạch cỏ tranh (kể cả thân ngầm) vì chính những thân ngầm này sẽ phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển trở lại đồng thời rễ của nó có chứa nhiều độc tố có thể đâm xuyên rễ dừa gây chết cây hàng loạt.
- Hàng năm nên vét mương, bồi bùn đắp gốc vừa để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, vừa bảo vệ vùng rễ, tạo điều kiện cho việc thoát nước tốt hơn, tránh để úng ngập gốc. Tuy nhiên, không nên bồi bùn quá dày, làm cho vùng rễ thiếu ô xy dễ gây nên hiện tượng rụng quả non.
- Bón đủ và cân đối lượng phân, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ giúp cho vườn dừa nâng cao năng suất, chất lượng trái và hạn chế được sâu bệnh hại.
Phòng trừ sâu bệnh hại:
Ngoài các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây dừa nói chung, bà con cần đặc biệt chú ý phòng trừ kịp thời 2 đối tượng gây hại quan trọng rất mẫn cảm với giống dừa xiêm là sâu đuông và bọ cánh cứng.
- Đuông dừa là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất, sức gây hại rất lớn vì rất khó phát hiện. Con trưởng thành thường đẻ trứng vào những lỗ đục của kiến vương trên thân những cây dừa bị thương tích hoặc ở những vết nứt trên thân cây. Sâu non nở ra và bắt đầu gây hại bằng cách khoét những lỗ nhỏ trên thân hoặc ngọn cây để ăn đọt non, lá non làm cho lá héo khô dần dẫn đến chết cây.
Biện pháp phòng ngừa sự phá hại của kiến vương cũng là phòng ngừa sâu đuông, vì sâu đuông là đối tượng xâm nhập thứ cấp. Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc tốt vườn dừa, kịp thời phát hiện sâu đuông. Khi phát hiện, dùng một trong các loại thuốc hóa học như Basudin 50ND, Pyrimex 20EC, Actara 25WG… để phun trừ. Với những cây thấp có thể dùng bông gòn tẩm các loại thuốc trên nhét vào các lỗ xâm nhập của sâu đuông, bên ngoài dùng đất sét trám bít lại.
- Bọ dừa cũng là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây dừa. Loại bọ cánh cứng này phá hại cả ở giai đoạn sâu non và trưởng thành. Bọ dừa tấn công trên bề mặt của những lá dừa non chưa mở. Chúng ăn hết lớp biểu bì, làm lá bị khô, héo, mất khả năng quang hợp. Thả ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng hại dừa là biện pháp sinh học đưa lại hiệu quả cao nhất, ít tốn kém mà lại không gây ô nhiễm môi trường hiện đang được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trên nhiều vùng trồng dừa chuyên canh của nước ta.
Có thể bạn quan tâm
Thạc sĩ Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam - cho biết, trong tháng tám này sẽ phối hợp với các tỉnh sử dụng một loài ong ký sinh (có tên khoa học là Asecodes hispinariem) để tiêu diệt bọ dừa. Đây là số ong được trung tâm và Trường ĐH Nông lâm
Bổ đôi quả dừa sáp (hay dừa đặc ruột) sẽ thấy lớp cơm dừa bên trong đặc quánh giống như sáp, với độ dầu cao và mùi hương đặc trưng. Nếu trồng chung với loại dừa không đặc ruột thì tỷ lệ dừa đặc ruột chỉ chiếm 20 - 25%.
Mởi bàn con tham khảo cách trừ sâu đuông cho dừa của Sở Khoa Học Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.
Đi ngang qua một vườn dừa, dân tay ngang không thể phân biệt được cây nào sẽ cho trái dừa sáp- đặc sản " độc nhất vô nhị" của Cầu Kè (Trà Vinh). Thậm chí trên một buồng trái cũng khó nhận ra trái dừa sáp đặc ruột và những trái không được gọi là dừa sáp. Riêng ông Thạch Chia, 82 tuổi, không chỉ có thể phân biệt được dừa sáp mà còn biết rất rõ cội nguồn của giống này.
Chiều 18-12, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết biện pháp dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa được áp dụng từ năm 2003 đến nay đã mang lại hiệu quả rất cao.