Diệt Bọ Dừa Bằng Ong Ký Sinh

Thạc sĩ Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía nam - cho biết, trong tháng tám này sẽ phối hợp với các tỉnh sử dụng một loài ong ký sinh (có tên khoa học là Asecodes hispinariem) để tiêu diệt bọ dừa. Đây là số ong được trung tâm và Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh nhập về từ đảo Samoa của Australia (hơn 1.500 con), sau đó được nuôi trong nhà kính để nhân số lượng và thử các phép ký sinh. Hiện Trung tâm đang tập huấn cho các tỉnh về biện pháp nhân nuôi loài ong này. Đợt thả ong đầu tiên sẽ được tổ chức tại tỉnh Bến Tre (tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước) vào ngày 14-8 tới, sau đó sẽ lần lượt tiến hành ở các tỉnh trồng dừa phía nam.
Được biết, hiện bọ dừa đã lây lan ở các tỉnh có trồng dừa từ Quảng Nam đến Cà Mau với khoảng trên 9 triệu cây dừa bị nhiễm.
Có thể bạn quan tâm

Đi ngang qua một vườn dừa, dân tay ngang không thể phân biệt được cây nào sẽ cho trái dừa sáp- đặc sản " độc nhất vô nhị" của Cầu Kè (Trà Vinh). Thậm chí trên một buồng trái cũng khó nhận ra trái dừa sáp đặc ruột và những trái không được gọi là dừa sáp. Riêng ông Thạch Chia, 82 tuổi, không chỉ có thể phân biệt được dừa sáp mà còn biết rất rõ cội nguồn của giống này.

Chiều 18-12, thạc sĩ Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết biện pháp dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa được áp dụng từ năm 2003 đến nay đã mang lại hiệu quả rất cao.

Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, hiện nay bọ vòi voi đã xuất hiện trên dừa tại một số tỉnh Nam Bộ và có khả năng lây lan trên diện rộng nếu không có giải pháp phòng trị kịp thời.

Năm 1901 Bến Tre còn là một tỉnh đất rộng người thưa, dân số có 216.816 người, mật độ hơn 100người/km2, có 131.500 ha đất trồng tỉa, trong đó có hơn 110.500 ha đất làm ruộng, còn lại là đất giồng cát trồng hoa màu, đất vườn dừa và cây ăn trái.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bé cho biết, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở Trà Vinh rất phù hợp phát triển dừa sáp bởi dừa có lượng cơm dày, mềm xốp, nước có vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng. Diện tích dừa sáp tập trung ở hai xã Hoà Tân, Hoà An và thị trấn Cầu Kè