Trồng Dừa Trên Đất Mặn
Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.
Ở tuổi 71, ngày ngày lão nông này vẫn tự vác cuốc thăm vườn. Theo lời ông Nhẫn, thời trẻ ông làm y tá rồi trở thành cán bộ nông nghiệp ở địa phương. Vừa làm việc Nhà nước, vừa làm nông theo kiểu tăng gia sản xuất. Về hưu, ông mới dư dả thời gian đầu tư cho vườn, ruộng.
Ông Nhẫn kể: “Đây là vùng đất ngập mặn ven sông, đất nhiễm phèn rất nặng nên trồng cây gì phát triển cũng èo uột. Tôi đi tham quan, tìm hiểu và thấy cây dừa xiêm lùn rất phù hợp nên mạnh dạn đầu tư.
Tôi cho đào mương, tạo thành từng luống đất để trồng dừa, bên dưới xen canh cây dứa. Chỉ tính riêng thu nhập từ cây dứa đã gấp nhiều lần so với trồng lúa nước”.
Sau 3 năm, vườn dừa của ông đã cho mùa trái ngọt đầu tiên, năng suất cao gấp đôi giống dừa cao, lại dễ chăm sóc, thu hoạch. Hiện thương lái vào tận vườn mua dừa với giá 6 ngàn đồng/trái”.
Với lão nông Trần Văn Nhẫn, đây mới là kết quả bước đầu vì ông còn rất nhiều kế hoạch để phát triển mô hình vườn - ao - chuồng, “bắt” vùng đất nhiễm mặn này “đẻ” ra của cải phục vụ con người.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra.
Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.
Vào lúc 00 giờ 30 phút, ngày 22/7/2013, tại nhánh sông Tiền, thuộc thủy phận ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), ghe tải mang biển số AG-11969 đụng vào bè cá “điêu hồng” của ông Trần Văn Thả (45 tuổi), ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình khiến ông Thả bị chấn thương cột sống và bè cá bị chìm, ước gây thiệt hại ban đầu hơn 500 triệu đồng.
Ngoài ra, mỗi năm Trung tâm sản xuất và cung ứng trên 2 triệu con cua biển giống cỡ C1, C2 cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung tâm đã nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao thành công công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá bống bớp từ Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ NN và PTNT).