Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc
Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.
Có lẽ chưa nơi nào trồng dưa chuột nhiều như ở Tam Dương, đặc biệt là ở xã An Hòa. Khoảng năm 1990, phong trào trồng dưa chuột ở Tam Dương rất phát triển, vì có Công ty Chế biến rau quả Tam Dương bao tiêu đầu ra. Song sau đó, do thị trường biến động, phong trào trồng dưa đã dần mai một. Từ năm 2000 đến nay, phong trào trồng dưa chuột mới phát triển trở lại.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó phòng NNPTNT huyện Tam Dương cho hay: "Từ năm 2009, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Vĩnh Phúc đã phối hợp với huyện triển khai mô hình trồng dưa chuột tại một số xã trên địa bàn huyện, với diện tích khoảng 20ha. Các hộ tham gia mô hình được cấp 100% giống, hỗ trợ phân bón, kỹ thuật. Từ kết quả của mô hình, đến nay diện tích trồng dưa chuột vụ đông chiếm khoảng 70% diện tích, giá trị đạt từ 9 - 12 triệu đồng/sào".
Chỉ tính riêng xã An Hòa, diện tích trồng dưa đã tăng từ 40ha năm 2000 lên 220ha năm 2012. Trung bình, mỗi ngày xã cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn dưa. Anh Lê Văn Hồng (thôn Ngọc Thạch 1, xã An Hòa), một trong những người được hưởng lợi từ mô hình nói: "Cây dưa chuột có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 1 tháng trồng là bắt đầu cho thu hoạch. Nếu chăm tốt đạt 3,3 tạ quả/sào, chỉ cần giá 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi sào dưa đã thu hơn chục triệu đồng".
Khi hỏi về kỹ thuật chăm sóc cây dưa chuột, chị Đặng Thị Mai (thôn Ngọc Thạch 1) chia sẻ: "Gặt xong thì cày úp đất, rồi lên luống. Ngâm, ủ hạt nảy mầm thì đưa ra ruộng trồng. Khi dưa lên 5 lá thì tiến hành bón phân chuồng, lân, kali và bắt đầu cắm giàn để dưa leo. Dưa chủ yếu hay mắc các bệnh như sương mai, muội cám, với các bệnh này cần phát hiện sớm phun thuốc ngay, tránh để lây ra trên diện rộng"
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung 128 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2015 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù 1.470 tấn hạt giống lúa, 388 tấn hạt giống ngô và 28,7 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế cao gấp 3 – 4 lần so với canh tác lúa hoặc các loại hoa màu khác. Đặc biệt, người dân trồng cây xạ đen không cần phải mang đi xa mà thương lái vào tận vườn thu mua.
Ngày 18.8, tại hội trường UBND xã Suối Dây, Hội Nông dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) tổ chức hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì. Chủ nhiệm đề tài này là ông Trần Quốc Hải, thường trú ấp 2, xã Suối Dây.
Bộ NN&PTNT chỉ đạo phát triển vụ Đông 2015 như một vụ chính, quan trọng và là một mắt xích cốt lõi trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây trồng trên đất lúa, góp phần vào sự tăng trưởng của toàn ngành trong thời gian tới.
Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác nên trong những tháng đầu mùa mưa năm nay, nông dân ở Đác Lắc đua nhau trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, khiến diện tích cây tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” diện tích cây tiêu không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh mà kéo theo nhiều hệ lụy, bức xúc ở địa phương.