Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết
Ngày đăng: 06/06/2012

Mấy năm trước, người dân Bến Tre rất khốn khổ mỗi khi nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Nhưng nay họ đã tìm được giải pháp vừa sống chung, vừa làm giàu với tình trạng nước nhiễm mặn: nuôi sò huyết.

Đã có rất nhiều nông dân thoát nghèo và nhiều người ở Bến Tre trở thành tỉ phú nhờ sò huyết.

Tiền tỉ dưới sông

Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại là những huyện nghèo ở Bến Tre do đất đai cằn cỗi, nhiễm mặn. Đa số người dân ở đây sống nhờ vào ruộng lúa, vườn cây ăn trái, nhưng vì ở gần biển nên cứ đến khoảng tháng 1 hằng năm thì nước mặn bắt đầu xâm nhập đất liền. Đến khoảng tháng 5 nước mặn đã vào sâu 40 - 50 km khiến cây cối tàn tạ, người dân khổ sở.

Cái khó ló cái khôn. Người dân vùng ven biển đã thử nuôi sò huyết ở bãi bồi ven sông, rạch bị nhiễm mặn và sò huyết lớn rất nhanh dù không phải tốn bất cứ loại thức ăn gì.

Ông Nguyễn Văn Bình ở ấp Thừa Trung, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại kể khoảng năm 1995, ông thấy người dân bắt được sò huyết ngoài bãi biển nhưng bán đi nơi khác cho người ta nuôi. Lúc đó ông tự hỏi: “Sò huyết sinh sản được ở Bình Đại thì tại sao nó không sống được ở đây?”. Thế là ông đem một vài con sò huyết về bãi bồi ven sông Mương Đình thả nuôi thử và sò huyết lớn nhanh ở môi trường nước nhiễm mặn ven sông. Từ đó, ông bắt nhiều sò huyết giống về nuôi. Hơn một năm sau ông thu hoạch, cân 75 con đã đạt 1kg, nặng hơn sò huyết tự nhiên. Từ đó, mô hình nuôi sò huyết trên bãi bồi nhiễm mặn xuất hiện. Nhờ sò huyết mà bây giờ ông Bình tậu được gần 20 ha đất nuôi tôm.

Theo những người dân ở huyện Bình Đại và Thạnh Phú, nuôi sò huyết khá đơn giản. Chỉ cần dùng lưới cao hơn mặt nước khoảng 30 cm bao quanh bãi bồi để giữ cho sò không thoát ra ngoài. Chi phí nuôi sò chủ yếu là con giống, sò chỉ ăn phiêu sinh vật, phù sa nên không cần bận tâm chuyện thức ăn. Từ lúc thả nuôi đến thu hoạch mất sáu tháng...

Ông Trần Văn Đông ở ấp 4, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú thả nuôi hơn 2.000 m2 sò huyết trên đất bãi bồi của con rạch Bồn Bồn. Ông Đông cho biết nhờ nuôi sò huyết mà gia đình ông thoát nghèo và xây được căn nhà kiên cố. Các con ông bây giờ cũng nuôi sò. Tổng nguồn thu từ nghề nuôi sò của gia đình ông Đông mỗi năm không dưới 1 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Kháng, chủ tịch UBND xã Thạnh Phong, cho biết mấy năm trước xã bế tắc trong việc tìm mô hình giúp người dân thoát nghèo trên vùng đất nhiễm mặn. Nhờ mô hình nuôi sò huyết trên đất bãi bồi ven sông, rạch mà nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Diện tích nuôi sò huyết trong xã hiện nay khoảng 50 ha, sản lượng trung bình 2.000 tấn/năm. Với giá hiện nay thì người nuôi thu được tới 200 tỉ đồng. Đây là con số mà trước đây chính quyền và người dân có mơ cũng không dám nghĩ tới.

Hết lo nước mặn xâm nhập

Ông Lê Văn La, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, cho biết toàn huyện hiện có 850 ha đất bãi bồi ven sông, rạch đã được người dân tận dụng nuôi sò. Đây là nguồn lợi trời ban cho vùng đất nghèo khó này. Nếu so sánh với nuôi tôm sú hay cua biển thì nuôi sò huyết an toàn hơn, lợi nhuận cao hơn. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng như hiện nay thì nước mặn xâm nhập tới đâu nông dân có thể nuôi sò huyết và làm giàu đến đó.

Ông Nguyễn Minh Cảnh, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, phấn khởi cho rằng Bến Tre có hệ thống sông, rạch chằng chịt, có nhiều phù sa và hằng năm nước mặn xâm nhập rất sâu nên càng có đất cho sò huyết sinh sôi, nảy nở.

Bến Tre đã được báo động là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong các tỉnh ĐBSCL do bị tác động bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Với mô hình nuôi sò huyết đã được chứng minh hiệu quả thì tạm thời người dân ven biển đã bớt lo chuyện nước mặn xâm nhập. Ngành nông nghiệp và các địa phương ven biển đã xem sò huyết là mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Tới đây, nghề nuôi sò huyết sẽ được nâng lên thành mô hình làm giàu. “Chúng tôi đang đẩy mạnh nghiên cứu để sò huyết sinh sản trong môi trường tự nhiên như nghêu; đồng thời xúc tiến xây dựng thương hiệu cho sò huyết Bến Tre; thành lập các hợp tác xã nuôi sò huyết để bảo vệ quyền lợi cho người dân” - ông Cảnh nói.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo - viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN&PTNT), tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng sẽ không ảnh hưởng gì tới sò huyết được thả nuôi ở các bãi bồi ven sông, rạch. Vùng này chịu tác động của chế độ bán nhật triều, khi nước lên thì sò huyết ăn, nước xuống thì sò huyết thở. Cái khó lớn nhất của nghề nuôi sò huyết hiện nay là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào con giống tự nhiên nên người nuôi không chủ động được. Hiện nay Viện Nuôi trồng thủy sản II chỉ mới cho sinh sản thành công trên quy mô thí nghiệm, chưa thể sản xuất đại trà.

Hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 1.200 ha bãi bồi ven sông, rạch được người dân tận dụng để thả nuôi sò huyết. Cứ 1.000 m2 bãi bồi có thể thả nuôi 2 - 3 tấn con giống (loại 200 con/kg). Giá con giống từ 22.000 - 24.000 đồng/kg. Tỉ lệ hao hụt khi nuôi sò huyết không nhiều. Thường người nuôi thu hoạch được sản lượng thấp nhất là 3 tấn/1.000 m2 thả nuôi. Với giá bán từ 45.000 đồng/kg thì người nuôi thu lãi rất lớn.

Có thể bạn quan tâm

Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ Tạm Ngừng Thi Công Do Thiếu Vốn Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản Nam Bộ Tạm Ngừng Thi Công Do Thiếu Vốn

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II (Bộ NN-PTNN) về tiến độ xây dựng Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu).

06/10/2014
Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

06/10/2014
Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

06/10/2014
Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

06/10/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

06/10/2014