Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm
Ngày đăng: 26/06/2012

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.

Khi huyện phát động chuyển dịch từ mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao và nuôi cua mật độ dày, Đặng Chí Linh cố công mày mò tìm hiểu kỹ thuật sản xuất từ báo, đài và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Từ đó, anh mạnh dạn cùng gia đình áp dụng nuôi tôm, cua theo hướng dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không dừng lại đó, khi tình cờ đi miền Đông, thấy vùng đất Bình Phước nắng nóng gay gắt mà điều vẫn phát triển tốt, Linh xin người quen 2 kg hạt giống về trồng thử nghiệm trên bờ vuông.

Qua 2 năm thử nghiệm, điều cho trái nhưng hạt lại không to. Linh cố tìm hiểu nguyên nhân, được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, vùng đất mặn thường hay thiếu chất kali, Linh bón thử phân cho cây điều và áp dụng tỉa cành sau mùa vụ cho trái.

Vụ thu hoạch vừa qua, 200 gốc điều của Linh thu hơn 850 kg hạt, mỗi cây điều cho hạt từ 15 - 30 kg/vụ, thu nhập trên 24 triệu đồng.

Linh cho biết, đã tiếp tục ươm thêm 50 gốc điều nữa để trồng giáp đất bờ vuông. Theo tìm hiểu, lá điều không có hại đối với tôm, mà trái điều sau khi lấy hạt ngâm trong nước làm giảm độ phèn.

Ba năm qua, sau khi thu hoạch hạt điều, Linh đổ trái xuống vuông tôm để phát huy tác dụng của nó. Ngoài ra, Linh dự định mùa tới, khi thu hoạch hạt điều sẽ ủ thử nghiệm trái điều làm rượu.

Với mô hình trồng điều đầy mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Linh đang vận động đoàn viên trong ấp áp dụng mô hình này. Nếu được nhiều đoàn viên áp dụng trồng điều thì thị trường tiêu thụ càng dễ dàng hơn thay vì giờ thu hoạch phải gởi tận TP Hồ Chí Minh bán.

Anh Huỳnh Việt Triều, Bí thư Huyện đoàn Năm Căn, cho biết, mô hình trồng điều trên đất bờ vuông của anh Đặng Chí Linh sẽ là mô hình kinh tế của thanh niên được chọn làm điểm điển hình để nhân rộng trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trồng bắp vì 2 mục tiêu chiến lược

Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.

27/07/2015
Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ Tỷ phú nuôi lợn nhờ áp dụng khoa học công nghệ

Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.

27/07/2015
Nuôi bồ câu an toàn Nuôi bồ câu an toàn

Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

27/07/2015
Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên) Nghề ấp nở gia cầm ở Lương Phú (Thái Nguyên)

Cơ sở ấp trứng gia cầm của gia đình chị Dương Thị Thư, ở xóm Việt Ninh, xã Lương Phú (Phú Bình - Thái Nguyên) mỗi năm cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng

27/07/2015
Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm Tiền Giang khuyến cáo nông dân thả tôm giống vụ nuôi cuối năm

Hiện nay, điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi cho hoạt động thả tôm giống vụ nuôi cuối năm, do đó, nông dân cần tranh thủ thả tôm giống, để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, tăng lợi nhuận cho người nuôi tôm.

27/07/2015