Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm

Trồng Điều Trên Đất Nuôi Tôm
Publish date: Tuesday. June 26th, 2012

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.

Khi huyện phát động chuyển dịch từ mô hình nuôi tôm truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao và nuôi cua mật độ dày, Đặng Chí Linh cố công mày mò tìm hiểu kỹ thuật sản xuất từ báo, đài và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Từ đó, anh mạnh dạn cùng gia đình áp dụng nuôi tôm, cua theo hướng dẫn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không dừng lại đó, khi tình cờ đi miền Đông, thấy vùng đất Bình Phước nắng nóng gay gắt mà điều vẫn phát triển tốt, Linh xin người quen 2 kg hạt giống về trồng thử nghiệm trên bờ vuông.

Qua 2 năm thử nghiệm, điều cho trái nhưng hạt lại không to. Linh cố tìm hiểu nguyên nhân, được sự hướng dẫn của ngành chuyên môn, vùng đất mặn thường hay thiếu chất kali, Linh bón thử phân cho cây điều và áp dụng tỉa cành sau mùa vụ cho trái.

Vụ thu hoạch vừa qua, 200 gốc điều của Linh thu hơn 850 kg hạt, mỗi cây điều cho hạt từ 15 - 30 kg/vụ, thu nhập trên 24 triệu đồng.

Linh cho biết, đã tiếp tục ươm thêm 50 gốc điều nữa để trồng giáp đất bờ vuông. Theo tìm hiểu, lá điều không có hại đối với tôm, mà trái điều sau khi lấy hạt ngâm trong nước làm giảm độ phèn.

Ba năm qua, sau khi thu hoạch hạt điều, Linh đổ trái xuống vuông tôm để phát huy tác dụng của nó. Ngoài ra, Linh dự định mùa tới, khi thu hoạch hạt điều sẽ ủ thử nghiệm trái điều làm rượu.

Với mô hình trồng điều đầy mới mẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Linh đang vận động đoàn viên trong ấp áp dụng mô hình này. Nếu được nhiều đoàn viên áp dụng trồng điều thì thị trường tiêu thụ càng dễ dàng hơn thay vì giờ thu hoạch phải gởi tận TP Hồ Chí Minh bán.

Anh Huỳnh Việt Triều, Bí thư Huyện đoàn Năm Căn, cho biết, mô hình trồng điều trên đất bờ vuông của anh Đặng Chí Linh sẽ là mô hình kinh tế của thanh niên được chọn làm điểm điển hình để nhân rộng trong thời gian tới.

Related news

Vụ Tôm Mới, Nỗi Lo Cũ Vụ Tôm Mới, Nỗi Lo Cũ

Nông dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đang tất bật bước vào vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2014 với những nỗi lo vốn đã tồn tại nhiều năm nay: thiếu con giống chất lượng, diễn biến thời tiết bất thường, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao.

Saturday. February 15th, 2014
Nâng Công Suất Trạm Biến Áp Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp Nâng Công Suất Trạm Biến Áp Phục Vụ Nuôi Tôm Công Nghiệp

Ngày 12/2, Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tiến hành nâng công suất trạm biến áp tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ để phục vụ nuôi tôm công nghiệp cho bà con nông dân.

Saturday. February 15th, 2014
Nuôi Cá Tầm Ở Xứ Mường Nuôi Cá Tầm Ở Xứ Mường

Cứ tưởng trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ, ông Hà Văn Vận, người dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng (Ba Vì - Hà Nội) đã “phát tài” nhờ nuôi cá tầm.

Saturday. February 15th, 2014
Băn Khoăn Trước Vụ Sò Mới Băn Khoăn Trước Vụ Sò Mới

Sau Tết Nguyên đán năm 2014, gió biển hoạt động khá mạnh. Độ mặn của nước biển tăng cao. Hộ dân ở các xã ven biển Đông đã khởi động chuyến ra khơi, vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò băn khoăn: đầu tư mua sò giống của các tỉnh về nuôi hay tiếp tục để “treo” sân.

Saturday. February 15th, 2014
Rằm Tháng Giêng, Gà Đẹp Vẫn Rẻ Rằm Tháng Giêng, Gà Đẹp Vẫn Rẻ

Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.

Saturday. February 15th, 2014