Trồng Đậu Phụng Có Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Năng Suất Cao
Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.
Vụ hè thu 2014 này, Trường Đại học Nông lâm Huế hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Dương Đàn trồng giống đậu phụng L23 trên 4ha đất lúa cát pha, trong đó bố trí 0,5ha có sử dụng chế phẩm sinh học TP để phòng trừ bệnh héo rũ. Tại hội thảo, nhiều nông dân địa phương cho biết, toàn bộ ruộng đậu phụng L23 sản xuất khảo nghiệm đều sinh trưởng khá tốt.
Tuy nhiên, tổng số cành/cây và số cành cấp 1/cây của mô hình có sử dụng chế phẩm sinh học cao hơn mô hình không sử dụng chế phẩm.
Đặc biệt, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học có tỷ lệ bệnh lở cổ rễ, thối trắng và thối đen cổ rễ thấp hơn mô hình không sử dụng chế phẩm; năng suất thực thu của ruộng đậu phụng sử dụng chế phẩm sinh học TP đạt bình quân khoảng 30 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với ruộng đậu canh tác bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Với mức thuế suất được đưa về 0% khi gia nhập TPP, nhiều sản phẩm chăn nuôi chủ lực của Việt Nam vốn đã trong guồng quay “năng suất thấp, giá thành cao” lại càng thêm thách thức bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực. Điều này gây ra nhiều lo lắng cho người chăn nuôi trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà.
Ngày 15-4, đại diện Công ty NutiFood cho biết sẽ xây một trại bò sữa kiểu mẫu tại tỉnh Hà Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai để nông dân đến tham quan học tập và ứng dụng.
Mật ong hoa nhãn là đặc sản của Hưng Yên, được thị trường ưa chuộng, giá cao hơn so với các loại mật khác từ 30 – 50 nghìn đồng/kg. Việc xây dựng thương hiệu cho mật ong hoa nhãn Hưng Yên sẽ giúp loại đặc sản này khẳng định uy tín, chất lượng, thêm cơ hội vươn ra thị trường rộng lớn.
Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.
Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.