Trồng Đậu Phụng Có Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Cho Năng Suất Cao

Hôm qua 19.8, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quảng Nam và Trường Đại học Nông lâm Huế phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Phú Ninh tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của mô hình “Sản xuất trình diễn giống đậu phụng L23 trên chân đất lúa chuyển đổi có sử dụng chế phẩm sinh học TP phòng trừ bệnh héo rũ” tại cánh đồng Bà Kiên thuộc thôn Dương Đàn, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.
Vụ hè thu 2014 này, Trường Đại học Nông lâm Huế hỗ trợ một số hộ dân ở thôn Dương Đàn trồng giống đậu phụng L23 trên 4ha đất lúa cát pha, trong đó bố trí 0,5ha có sử dụng chế phẩm sinh học TP để phòng trừ bệnh héo rũ. Tại hội thảo, nhiều nông dân địa phương cho biết, toàn bộ ruộng đậu phụng L23 sản xuất khảo nghiệm đều sinh trưởng khá tốt.
Tuy nhiên, tổng số cành/cây và số cành cấp 1/cây của mô hình có sử dụng chế phẩm sinh học cao hơn mô hình không sử dụng chế phẩm.
Đặc biệt, mô hình sử dụng chế phẩm sinh học có tỷ lệ bệnh lở cổ rễ, thối trắng và thối đen cổ rễ thấp hơn mô hình không sử dụng chế phẩm; năng suất thực thu của ruộng đậu phụng sử dụng chế phẩm sinh học TP đạt bình quân khoảng 30 tạ/ha, cao hơn 4 tạ/ha so với ruộng đậu canh tác bình thường.
Related news

Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.

Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.

Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.

Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.

Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.