Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa

Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa
Ngày đăng: 11/05/2013

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

Ông Nguyễn Văn Siêng ở xã Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ có 0,5ha trồng lúa trong nhiều năm liền nhưng hiệu quả không cao, giá bán lại bấp bênh, nhiều vụ lúa đã bị lỗ nặng. Trạm Khuyến nông huyện đã giúp ông tập huấn kỹ thuật để chuyển đổi sang trồng 1 vụ đậu nành luân canh với lúa. Nhờ đó, vụ xuân hè năm rồi, gia đình ông trồng đậu nành cho thu hoạch năng suất khá cao, hơn 3 tấn/ha. Với giá bán 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi trên 10 triệu đồng, cao hơn gấp 2 lần trồng lúa vụ xuân hè hay hè thu.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Hẹ ở cùng xã ông Siêng hay anh Nguyễn Đức Dũng ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cũng đã chuyển đổi từ trồng độc canh cây lúa sang trồng 2 vụ lúa - 1 vụ đậu nành. Năng suất từ vụ đậu nành cũng đạt hơn 3 tấn/ha và thu nhập tăng gấp 2 - 2,5 lần trồng lúa. Theo ông Hẹ, nếu nắm vững kỹ thuật sản xuất đậu nành thì việc đạt năng suất cao không khó. So với lúa cùng vụ thì ngoài lợi nhuận cao gấp đôi, trồng đậu nành còn tiết kiệm chi phí làm đất, bơm nước.

Ông Trần Hữu Khôi - Trưởng trạm Khuyến nông quận Ô Môn, Cần Thơ cho biết những mô hình đạt năng suất, lợi nhuận cao của bà con luôn được trạm nhân rộng thành mô hình điểm ra toàn tỉnh. Nhiều xã ở huyện Ô Môn như Phước Thới, Thới An, Thới Long Huyện đã phát triển sản xuất đậu nành luân canh lúa khá mạnh.

“Hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh phát triển đậu nành trên đất lúa của Bộ NNPTNT, quận Ô Môn và TP.Cần Thơ, trạm đã phát động bà con giảm diện tích lúa xuân hè, đẩy mạnh trồng đậu nành vì nhiều lợi ích như đã nêu trên. Ngoài ra việc sản xuất ngày càng được cơ giới hóa như khâu xuống giống bằng công cụ sạ hàng nhanh và tiết kiệm lao động, ra hạt bằng máy, áp dụng tưới tràn ở những vùng có điều kiện...” - ông Khôi nói.


Có thể bạn quan tâm

Phải ủng hộ các đại gia đầu tư, tạo đột phá cho ngành nông nghiệp Phải ủng hộ các đại gia đầu tư, tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.

19/11/2015
Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập Chính phủ đang xây dựng các giải pháp ứng phó với hội nhập

Trả lời thêm về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã tham gia 10 Hiệp định thương mại tự do, chuẩn bị tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN…

19/11/2015
Giàu lên từ cá bớp lồng bè Giàu lên từ cá bớp lồng bè

Gần 2 năm nay, một số hộ dân Bình Đông, Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tận dụng thế mạnh khu vực biển phía sau bờ chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất (giáp cửa biển Sa Cần), phát triển nghề nuôi cá bớp trong lồng bè.

20/11/2015
Hòa Bình mùa cam Cao Phong - mùa thu tiền tỷ Hòa Bình mùa cam Cao Phong - mùa thu tiền tỷ

Đã chục năm nay, cam Cao Phong (Hòa Bình) nức tiếng cả nước giúp hàng trăm nông dân nơi đây kiếm tiền tỷ. Nhà bà Đặng Thị Thu ở khu 2, do có hơn 300 gốc cam, quýt nên đều đặn từ năm 2010 đến nay thu lãi 2-5 tỷ đồng/năm.

20/11/2015
Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn méo mó

“Nói rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là cái nhìn… méo mó”. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

20/11/2015