Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa
Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.
Ông Nguyễn Văn Siêng ở xã Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ có 0,5ha trồng lúa trong nhiều năm liền nhưng hiệu quả không cao, giá bán lại bấp bênh, nhiều vụ lúa đã bị lỗ nặng. Trạm Khuyến nông huyện đã giúp ông tập huấn kỹ thuật để chuyển đổi sang trồng 1 vụ đậu nành luân canh với lúa. Nhờ đó, vụ xuân hè năm rồi, gia đình ông trồng đậu nành cho thu hoạch năng suất khá cao, hơn 3 tấn/ha. Với giá bán 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi trên 10 triệu đồng, cao hơn gấp 2 lần trồng lúa vụ xuân hè hay hè thu.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Hẹ ở cùng xã ông Siêng hay anh Nguyễn Đức Dũng ở huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cũng đã chuyển đổi từ trồng độc canh cây lúa sang trồng 2 vụ lúa - 1 vụ đậu nành. Năng suất từ vụ đậu nành cũng đạt hơn 3 tấn/ha và thu nhập tăng gấp 2 - 2,5 lần trồng lúa. Theo ông Hẹ, nếu nắm vững kỹ thuật sản xuất đậu nành thì việc đạt năng suất cao không khó. So với lúa cùng vụ thì ngoài lợi nhuận cao gấp đôi, trồng đậu nành còn tiết kiệm chi phí làm đất, bơm nước.
Ông Trần Hữu Khôi - Trưởng trạm Khuyến nông quận Ô Môn, Cần Thơ cho biết những mô hình đạt năng suất, lợi nhuận cao của bà con luôn được trạm nhân rộng thành mô hình điểm ra toàn tỉnh. Nhiều xã ở huyện Ô Môn như Phước Thới, Thới An, Thới Long Huyện đã phát triển sản xuất đậu nành luân canh lúa khá mạnh.
“Hưởng ứng chủ trương đẩy mạnh phát triển đậu nành trên đất lúa của Bộ NNPTNT, quận Ô Môn và TP.Cần Thơ, trạm đã phát động bà con giảm diện tích lúa xuân hè, đẩy mạnh trồng đậu nành vì nhiều lợi ích như đã nêu trên. Ngoài ra việc sản xuất ngày càng được cơ giới hóa như khâu xuống giống bằng công cụ sạ hàng nhanh và tiết kiệm lao động, ra hạt bằng máy, áp dụng tưới tràn ở những vùng có điều kiện...” - ông Khôi nói.
Related news
Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cá tra, cá basa, tôm, một số sản phẩm hải sản đóng hộp như cá ngừ, cá sacdin, cá thu và một số loại cá khô khác. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có chỗ đứng và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong khu vực.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70-100 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Khối lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng tại nước ta cao gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Đồng Nai đang xây dựng các đề án nhằm hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đề án xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng chất lượng cao theo chuẩn quốc tế cho nhiều cây trồng chiếm diện tích lớn trên địa bàn tỉnh, như: điều, cà phê, mía...
Hợp tác xã được thành lập trên cơ sở Câu lạc bộ ca cao Hưng Lộc với sự tham gia của 9 thành viên ban đầu, có vốn điều lệ 500 triệu đồng và hoạt động theo 6 nhóm ngành nghề: ươm và mua bán cây ca cao giống; sơ chế các loại trái cây sau thu hoạch; thu mua, buôn bán nông sản, sản xuất phân hữu cơ….
Qua triển khai đề án, diện tích sản xuất lúa cả năm 2013 của 8 xã biên giới thuộc huyện Tân Hồng, Hồng ngự và thị xã Hồng Ngự là 36.786 ha với tổng sản lượng 241.610 tấn. Số lượng chăn nuôi trâu, bò của các xã nói trên đạt 6.661 con; diện tích nuôi thủy sản là 650 ha với tổng sản lượng 27.210 tấn.