Trồng Đậu Nành Rau
1. Đất trồng: Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5.
- Phân bón: tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha.
Bón làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50% phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả.
- Giống: hiện nay, giống đậu nành rau của Thái Lan, Đài Loan, Nhật khá phong phú. Kể cả các giống đậu nành địa phương đạt tiêu chuẩn năng suất cao, hạt to và có hương vị đặc trưng đậu nành đều có thể chọn làm giống.
Một số giống đã qua khảo nghiệm cho thấy thích hợp là H1, H2 của Nhật, năng suất đạt từ 4 - 6 tấn trái/ha.
2. Mật độ: thích hợp trồng thâm canh là mật độ từ 35-40 cây/m2, lượng hạt giống cần thiết từ 80 - 90 kg/ha, hàng cách hàng 30-40 cm, cây cách cây 10-12 cm, lưu ý vụ Hè Thu không nên trồng dày quá sẽ dễ sinh sâu bệnh, năng suất thấp.
3. Chăm sóc: muốn trồng đậu nành rau đạt năng suất, chất lượng cao thì việc chăm sóc cần phải quan tâm hơn trồng đậu nành lấy hạt khô. Chú trọng vào các công việc sau:
- Tỉa cây: cần phải tiến hành tỉa cây 2 lần. Lần đầu tỉa sớm vào lúc cây bắt đầu ra lá kép, lần 2 vào lúc cây được 2-3 lá kép. Tỉa cây nhằm bảo đảm mật độ thích hợp giúp cây phát triển tốt và cũng đồng thời tỉa bỏ bớt những cây xấu ra khỏi ruộng trồng.
- Làm cỏ, xới xáo: khi cây được 1-2 lá kép, tiến hành làm cỏ đợt 1 kết hợp xới xáo. Sau 12-15 ngày trồng, tiến hành làm cỏ, xới xáo đợt 2 và kết hợp vun gốc để tránh gió làm ngã cây.
- Tưới nước: có thể tưới tràn hoặc tưới ngấm. Cần chú trọng tưới nước vào vụ Đông Xuân. Đậu nành rau rất cần đủ nước để hạt to, trái to, năng suất cao bán được giá và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nếu để trái nhỏ, hạt nhỏ thì giá trị sẽ giảm rất lớn. Khi thiếu nước, cây sinh trưởng kém, lá rụng, trái và hạt nhỏ lại.
4. Phòng trừ sâu bệnh: cũng giống như trồng đậu nành lấy hạt khô.
5. Thu hoạch: đậu nành rau phải thu hoạch đúng lúc, nếu thu sớm trái còn non, thu muộn trái già đều không đạt chất lượng sản phẩm. Thu lúc trái đã mẫy (tức trái vừa no tròn đầy đặn) là hiệu quả.
Năng suất trái trung bình từ 2-6 tấn/ha. Khi thu hoạch xong, cần phải chọn lọc cẩn thận những trái bị sâu bệnh nặng phải để riêng, những trái bệnh nhẹ không đáng kể cần xử lý hơi nước sôi trong vòng 1- 2 phút cho vào túi polyetylen, bảo quản trong điều kiện lạnh, chở đến nơi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…
Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.
Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.
Triệu chứng bệnh Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Mục đích: Cải tạo đất và có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia dình. Bước 1: Chuẩn bị làm đất - Phát cỏ, dọn sạch đổ thành đống và đốt, sau đó dùng Trâu cày - Thời gian cày vào khoảng đầu tháng 7 dương lịch, cày xong phơi để ải trong 15 ngày - Làm luống rộng 35 - 40 cm, cao 20 cm, dài tùy theo nương, đào hốc trồng ngô với hốc cách hốc 30 cm, luống cách luống 25 - 30 cm