Bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ cho cây bắp đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình được triển khai trên diện tích 3ha với giống bắp lai CP:333 theo quy trình chăm bón là bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ bao gồm:
Đạm Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, thời gian sinh trưởng từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 85 - 90 ngày.
Kết quả, ruộng bắp sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ sinh trưởng phát triển tốt, chịu hạn tốt, cây cứng, ít sâu bệnh, lá vẫn giữ được màu xanh đặc trưng của cây bắp, chi phí đầu tư phân bón thấp hơn, năng suất ước tính cao hơn khoảng từ 3 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn 2,8 triệu đồng so với sử dụng các loại phân bón khác.
Có thể bạn quan tâm

Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả.

Thời gian qua nhiều cơ sở nuôi cá tra thua lỗ, thậm chí bị phá sản do không bán được cá hoặc bán với giá thấp, tỉ lệ ao nuôi không chiếm 60 - 70%.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm 2015, các vùng dự án rau an toàn (RAT) của tỉnh tiếp tục được sản xuất với diện tích 157,5/360ha, đạt 43,7% kế hoạch năm. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án sản xuất RAT còn một số khó khăn nhất định, một số nơi mô hình chỉ dừng lại ở mức độ trình diễn.

Dù được đánh giá là thành công bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, song sau 40 năm triển khai và vận hành, Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công (gọi là Dự án ngọt hóa Gò Công) đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất bền vững trong vùng dự án là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị “Giải pháp sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng Dự án thủy lợi Ngọt hóa Gò Công” do UBND tỉnh vừa tổ chức.

Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.