Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú

Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú
Ngày đăng: 19/06/2012

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

“Đất đai Hồng Thủy rất phù hợp với cây chuối. Vì thế mà dọc theo các đồi núi ở đây, chuối rừng luôn xanh tốt. Ban đầu vì không có vốn liếng, nên tôi chỉ trồng tại vườn với quy mô nhỏ, nhưng tôi luôn hy vọng khi có chút tiền sẽ đầu tư trồng nhiều hơn. Tuy nhiên, vụ đầu tiên mình hầu như mất trắng do thiên tai. Nhiều người trong bản cười chê”, Quân tâm sự.

Năm 2009, khi rừng chuối đang chuẩn bị trổ hoa để cho thu hoạch vụ đầu thì điều không may xảy ra. Cơn bão số 9 đã khiến rừng chuối của Quân sạt lở một nửa, nửa còn lại bị ảnh hưởng nặng. Một năm chăm bón coi như mất trắng. Không nản lòng, được sự giúp đỡ của dự án, Quân đã vực lại rừng chuối xanh tốt. Công sức của Quân bước đầu có thành quả, vụ đầu tiên Quân thu được hơn 20 triệu đồng.

Ngày cật lực với rừng chuối, đêm về Quân mò mẫm lên mạng để tìm hiểu thêm nhiều kỹ thuật trồng trọt. Từ kiến thức học được cộng với kinh nghiệm thực tiễn, Quân đã áp dụng vào mô hình trồng chuối tiêu hồng hạn chế được nhiều loại sâu bệnh và cho năng suất cao khiến nhiều người kinh ngạc.

Từ những khó khăn bước đầu, đến nay, vườn chuối 10 ha của Quân mỗi năm cho thu hoạch khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra, Quân còn có trên 100 ha rừng keo lai và tràm đang thời kỳ thu hoạch, trị giá hơn 4 tỉ đồng, đây là một tài sản lớn mà bất cứ người trẻ nào cũng mơ ước.

“Hồ Văn Quân là gương mặt thanh niên tiêu biểu của huyện nhà. Quân không chỉ đi đầu trong việc xây dựng kinh tế mà còn là người đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới” - anh Nguyễn Văn Hải, Bí thư Huyện đoàn A Lưới, cho biết.

“Bước đầu vì mình chưa có nhiều vốn nên chưa thể mở rộng thêm. Dự định sau vụ này, mình sẽ mở rộng mô hình trồng chuối với quy mô lớn hơn” - Quân chia sẻ. Ngoài làm giàu cho bản thân, Quân còn truyền đạt kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng cho người dân địa phương và nhiều người nhờ anh cũng đã trở nên khấm khá.

Có thể bạn quan tâm

Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu Ruốc Biển Bẩn Nhuộm Phẩm Màu

Những con ruốc nhỏ bằng cây kim sau khi được đánh bắt từ biển được nhuộm màu đỏ gạch au trước khi đưa ra thị trường, trong đó đối tượng tiêu thụ có cả nhà máy SX mì tôm.

11/11/2014
Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014
Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

11/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

11/11/2014
“Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ “Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

11/11/2014