Nuôi Cá Rô Phi Trong Môi Trường Nước Lợ
Để khắc phục tình trạng cá rô phi đơn tính ở các ao nuôi nước ngọt hay bị bệnh dịch, năng suất kém, gia đình bà Nguyễn Thị Sáng ở thôn 1, xã Hải Tiến, TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã nghiên cứu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước lợ với nhiều ưu điểm vượt trội như: Giảm dịch bệnh trên cá, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng chất lượng thịt cá…
Chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp nuôi cá rô phi trong ao nước lợ, bà Sáng cho biết: “Trước đây không chỉ riêng gia đình tôi mà nhiều hộ dân ở đây đều nuôi cá rô phi đơn tính trong các ao, hồ nước ngọt. Tuy nhiên, do các ao nuôi nước ngọt thường có ký sinh trùng như: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá chủ, rận cá… nên khi nuôi cá rô phi đơn tính với mật độ dày thường mắc bệnh và giảm sức ăn, chậm lớn, hình thức xấu, chất lượng thịt kém làm giảm giá thành của cá.
Để phòng và chữa bệnh cho cá cũng có nhiều biện pháp kỹ thuật sử dụng hoá chất hoặc vôi bột. Tuy nhiên, sử dụng hiệu quả biện pháp này cần phải có trình độ và kinh nghiệm, mặt khác lại tốn thêm khá nhiều chi phí. Do vậy, việc nuôi cá rô phi đơn tính ở đây trở nên không hiệu quả và nhiều hộ gia đình đã đổi sang loại cá khác”.
Vì lý do ấy, trong một lần tình cờ xem chương trình Khuyến nông trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam, thấy giới thiệu kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nước nợ với nhiều ưu điểm, phù hợp với điều kiện ở địa phương, gia đình bà Sáng đã cùng với một số hộ nuôi khác trong khu vực áp dụng thử và cho kết quả rất khả quan. Cá không bị bệnh dịch do ký sinh trùng gây ra, tốc độ sinh trưởng tốt, thịt cá và hình thức lại ngon và đẹp hơn hẳn.
Theo bà Sáng, kỹ thuật nuôi cá rô phi trong ao nước nợ khá đơn giản chỉ cần xử lý ao trước khi nuôi theo đúng quy trình nuôi cá truyền thống; lấy nước vào ao khoảng 70% ao; thả cá giống bình thường; sau khi nuôi cá 1 tháng thì bắt đầu lấy nước mặn vào ao với độ mặn khoảng 20%o thì ngừng. Điều quan trọng là khi lấy nước mặn vào người nuôi cần lấy từ từ và sử dụng quạt tạo khí để đảo đều nước. Trong khi cấp nước cũng cần phải kiểm tra độ mặn của ao.
Kỹ thuật này đã được gia đình bà Sáng ứng dụng từ 5/2012. Sau 4 tháng nuôi, ao cá nhà bà Sáng không còn hiện tượng cá bị bệnh do ký sinh trùng nữa trong khi các địa phương khác trong tỉnh như: Quảng Yên, Đông Triều, Uông Bí đã xảy ra tình trạng dịch bệnh trên và cá chết rải rác ở các ao nuôi. Không những thế, trọng lượng cá trong ao nuôi gia đình bà Sáng đã đạt trên 0,5kg/con, sản lượng đạt 12 tấn/2,5ha. Có thể khẳng định đây là một giải pháp hữu hiệu cho những hộ gia đình nuôi cá rô phi đơn tính mang lại hiệu quả và nâng cao năng suất lao động.
Có thể bạn quan tâm
Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.
Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.
Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.
Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.