Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.
“Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường, có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định” là 2 trong 5 chỉ tiêu được quy định trong tiêu chí thứ 17 của bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện hai chỉ tiêu này, yếu tố quan trọng là ở hành động tự giác của mỗi cá nhân và gia đình ở địa phương. Do đó, xã Mường Đăng xác định: Trước mắt là tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các việc như: vệ sinh nơi ở, các điểm công cộng, khu dân cư… trong đó chú trọng việc đưa vật nuôi ra khỏi gầm sàn, làm chuồng, trại để không thả rông gia súc, gia cầm. Vận động các hộ xây dựng hệ thống công trình phụ hợp vệ sinh... Đây là những việc bà con có thể tự làm, không tốn kém hoặc tốn kém ít kinh phí.
“Việc nào có thể làm mà chưa cần đến kinh phí thì triển khai ngay trong thời gian chờ đợi đề án được phê duyệt” là việc mà ít có địa phương nào có thể làm được trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Việc xây dựng cảnh quan và giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn là việc cần làm hàng ngày, kể cả có chương trình xây dựng nông thôn mới hay không. Hơn nữa, đây cũng là việc mà nhân dân muốn được thực hiện từ lâu nay. Ông Lường Văn Họp, bản Đắng chia sẻ: “ Bà con cũng muốn có một môi trường sạch sẽ để ăn ở cho dễ chịu và khỏe khoắn. Nếu được hướng dẫn cách làm mà không tốn nhiều tiền thì chúng tôi cũng sẽ làm nhà tiêu hợp vệ sinh, làm chuồng trâu, bò, lợn, gà ra xa nhà. Nếu làng bản tổ chức dọn vệ sinh công cộng thì nhà tôi cũng làm theo…”
Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này không thể có trong ngày một ngày hai. Bởi trên địa bàn xã còn đến trên 30% số hộ vẫn chăn nuôi thả rông và nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn. Chất thải sinh hoạt chưa được thu gom hoặc thu gom không đúng nơi quy định và chưa được xử lý. Việc tổ chức dọn vệ sinh môi trường công cộng còn rải rác và chưa có tính định kỳ. Số hộ có công trình nhà tiêu hợp vệ sinh còn quá ít, chiếm dưới 10% tổng số hộ toàn xã. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do thói quen sống theo tập quán cũ của bà con từ bao đời nay và do điều kiện kinh tế khó khăn.
Hiện việc xây dựng cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường ở nông thôn Mường Đăng mới đang thực hiện ở việc tuyên truyền, vận động. Nhân dân nơi đây cũng mới đang làm quen với việc vệ sinh môi trường công cộng có định kỳ; làm hố rác, hố ủ phân và chuẩn bị kinh phí để làm công trình phụ hợp vệ sinh. Dù những việc làm này chưa thật sự đồng bộ, thực hiện chưa rộng rãi, nhưng đã ít nhiều góp phần làm tiền đề để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường khi Đề án xây dựng nông thôn mới của Mường Đăng được phê duyệt và đi vào thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).