Trồng cây phật thủ cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm

Ông Sơn bên những gốc phật thủ trong vườn.
Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).
Ông Sơn vui vẻ cho biết, cây phật thủ là loại cây có nguồn gốc được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh phía Nam ít thấy người trồng vì loại cây này cần kỹ thuật chăm sóc rất cao và lệ thuộc vào yếu tố thời tiết.
Cây phật thủ chưa biết có thích nghi được với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Tây Ninh quanh năm nắng nóng hay không.
Ông Sơn đến với nghề trồng cây phật thủ một cách tình cờ.
Vào cuối năm 2010, trong dịp về quê tham gia đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông được một số bạn bè dẫn đến tham quan vườn phật thủ của một người quen.
Vì rât thích loại trái cây này nên ông Sơn mua 5 gốc mang về trồng thử tại vườn nhà mình ở ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu.
Sau một năm chăm sóc, những cây phật thủ này đều ra hoa và cho trái chất lượng không thua kém với những cây trồng ngoài Bắc.
Ông Sơn liền đón xe ra Hà Nội mua tiếp 200 cây giống về trồng.
Thời gian đầu, do chưa nắm được kỹ thuật chăm sóc nên gần 2/3 số cây phật thủ của ông Sơn bị chết, trong khi những cây còn lại thì chậm phát triển.
Không từ bỏ ý định, cuối năm 2013, ông Sơn tiếp tục ra Hà Nội mua thêm 150 cây giống và tìm hiểu thêm kỹ thuật trồng cây phật thủ.
Trời không phụ công người, kết quả sau hơn 1 năm trồng, vườn cây phật thủ gần 3.000m2 với trên 200 gốc của ông Sơn đã cho ra trái trĩu cành.
Theo thống kê của ông Sơn, chi phí đầu tư cho vườn phật thủ của ông sau hơn 1 năm chăm sóc là khoảng 50 triệu đồng; khi đậu trái, mỗi cây bình quân có từ 40-60 trái.
Hiện, giá bán phật thủ tại vườn trung bình dao động từ 100.000-200.000 đồng/ trái (tùy theo trái lớn, nhỏ, thời điểm giá cả thị trường).
Vì chưa có nhiều người trồng phổ biến nên gia đình ông Sơn không đủ hàng để cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
Một điều đặc biệt là nếu biết cách chăm sóc tốt, cây phật thủ tại Tây Ninh có thể cho trái 4 mùa (phật thủ trồng ở miền Bắc chỉ ra trái theo mùa).
Dự kiến vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, ông Sơn sẽ bán ra thị trường khoảng 1.500 trái, thu lãi ước tính khoảng 300 triệu đồng.
Ở thời điểm hiện tại, ông Sơn đang tiến hành chiết cành cho ra khoảng 1.000 cây giống phật thủ để nhân rộng diện tích trồng.
Ông cho biết sẵn sàng cung cấp giống và kỹ thuật chăm sóc cho bà con có nhu cầu trồng cây phật thủ để vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng hạn, vụ thu hoạch cà phê năm nay, năng suất nhiều nhà vườn trồng cà phê trong tỉnh giảm mạnh. Nông dân càng lo lắng hơn vì giá cà phê cũng đang tụt dốc và chưa có dấu hiệu phục hồi vì ảnh hưởng thị trường thế giới cung đang vượt cầu.

Thời gian qua, cùng với việc giá tiêu hạt trên thị trường liên tục đứng ở mức cao, diện tích hồ tiêu ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) không ngừng được mở rộng nhờ các chính sách khuyến khích phục hồi và trồng mới loại cây này.
Nông dân trồng hành trên địa bàn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) rất phấn khởi vì giá hành đang tăng mạnh, cho lợi nhuận khá cao.

Khoảng 2 tuần nay, giá khoai lang tím tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) bất ngờ tăng giá khoảng 3 - 4 lần so với vài tháng trước nhưng nông dân không còn để bán.

Chính quyền thành phố Đà Lạt đang triển khai quy trình xây dựng nhãn hiệu cà phê chè Cầu Đất, nhằm góp phần mở hướng phát triển ổn định và bền vững một nghề canh tác truyền thống hơn một trăm năm của địa phương.