Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất
Sau khi tham khảo, thấy được nhiều ưu điểm, ông Dũng đã quyết định mua 40kg giống cây lạc dại về trồng ở vườn tiêu nhà mình.
Sau vài năm, vườn tiêu phủ kín màu xanh của cây lạc dại và đem lại nhiều lợi ích thiết thực đối với vườn cây.
Vườn tiêu của gia đình ông Dũng nhiều năm không bị bệnh sau khi trồng cây lạc dại
Theo đó, từ khi trồng cây lạc dại, vườn tiêu của ông đã không còn xảy ra tình trạng bị rụng đốt do bệnh chết chậm gây ra và nấm bệnh cũng giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, việc trồng lạc dại còn tạo ra một lượng phân bón sinh học rất lớn đối với cây tiêu.
Cụ thể, khi lá lạc dại rụng xuống đất được phân hủy thành một chất mùn như phân vi sinh giúp cây tiêu hấp thụ tốt.
Điều quan trọng là cây lạc dại không gây hại cho cây tiêu, không hút chất dinh dưỡng mà còn góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp.
Theo ông Dũng thì cây lạc dại rất dễ trồng, chỉ cần trồng xung quanh trụ tiêu và có thể ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu.
Việc trồng cây lạc dại còn có một số tác dụng khác như:
Tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thu thành đạm dễ hấp thu cung cấp lại cho cây tiêu; hạn chế cỏ dại, đỡ tốn công làm cỏ và sử dụng thuốc hóa học;
Vào mùa nắng giữ được độ ẩm cho đất, giúp giảm chi phí tưới nước; vào mùa mưa thì giúp chống xói mòn đất rất hiệu quả.
Ông Dũng cho biết: “Từ khi trồng cây lạc dại trong vườn tiêu thì cây tiêu lúc nào cũng xanh tốt và hầu như không xuất hiện dấu hiệu nào của bệnh tật.
Vì vậy, chỉ 1 ha tiêu nhưng năm nào gia đình cũng thu về khoảng 5 tấn tiêu hạt.
Hiện nay, thấy mô hình mang lại hiệu quả, ở thôn 6 đã có trên 20 hộ áp dụng trồng theo và nhiều hộ gia đình ở trong xã cũng đến học hỏi, xin giống về trồng”.
Theo Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh thì cây lạc dại không chỉ trồng trong vườn tiêu mà còn phù hợp với vườn cà phê hoặc các vườn cây lâu năm khác, mang lại nhiều lợi ích.
Cây lạc dại là cây họ đậu giúp che phủ đất, chống xói mòn, có khả năng cố định đạm từ nitơ có trong không khí làm giàu mùn cho đất, tạo ra dinh dưỡng cho cây trồng và làm hạn chế dịch hại cho cây tiêu.
Không những rất dễ nhân giống bằng phương pháp vô tính, độ che phủ nhanh, cây lạc dại có thể thích ứng với nhiều loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc, đất cát, đất chua mặn ven biển…
Vì vậy, những nơi nào có đất bạc màu thì nông dân có thể trồng lạc dại để cải tạo đất.
Sau vài năm, khi cây lạc dại được trồng phủ kín thì lượng mùn trong đất tăng lên, đất tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn và giàu dinh dưỡng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.Tam Kỳ vừa tổ chức hội thảo mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma, Emic dùng ủ phân chuồng, xác bã thực vật thành phân vi sinh.
Hơn 5 năm trở lại đây, chưa bao giờ người nuôi tôm trong tỉnh có được niềm vui trọn vẹn. Bởi nếu tôm không mất mùa do dịch bệnh thì cũng rớt giá thảm hại. Điều này luôn khiến những người trong cuộc đặt câu hỏi: Bao giờ nghề nuôi tôm mới tạo được đột phá sau sự ra đời rất huy hoàng của nó?
Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).
Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.