Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất

Trồng cây lạc dại, góp phần cải tạo đất
Publish date: Friday. November 13th, 2015

Sau khi tham khảo, thấy được nhiều ưu điểm, ông Dũng đã quyết định mua 40kg giống cây lạc dại về trồng ở vườn tiêu nhà mình.

Sau vài năm, vườn tiêu phủ kín màu xanh của cây lạc dại và đem lại nhiều lợi ích thiết thực đối với vườn cây.

Vườn tiêu của gia đình ông Dũng nhiều năm không bị bệnh sau khi trồng cây lạc dại

Theo đó, từ khi trồng cây lạc dại, vườn tiêu của ông đã không còn xảy ra tình trạng bị rụng đốt do bệnh chết chậm gây ra và nấm bệnh cũng giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc trồng lạc dại còn tạo ra một lượng phân bón sinh học rất lớn đối với cây tiêu.

Cụ thể, khi lá lạc dại rụng xuống đất được phân hủy thành một chất mùn như phân vi sinh giúp cây tiêu hấp thụ tốt.

Điều quan trọng là cây lạc dại không gây hại cho cây tiêu, không hút chất dinh dưỡng mà còn góp phần cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp.

Theo ông Dũng thì cây lạc dại rất dễ trồng, chỉ cần trồng xung quanh trụ tiêu và có thể ủ vào gốc tiêu để giữ độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây tiêu.

Việc trồng cây lạc dại còn có một số tác dụng khác như:

Tổng hợp chất dinh dưỡng, giúp chuyển đổi đạm khó hấp thu thành đạm dễ hấp thu cung cấp lại cho cây tiêu; hạn chế cỏ dại, đỡ tốn công làm cỏ và sử dụng thuốc hóa học;

Vào mùa nắng giữ được độ ẩm cho đất, giúp giảm chi phí tưới nước; vào mùa mưa thì giúp chống xói mòn đất rất hiệu quả.

Ông Dũng cho biết: “Từ khi trồng cây lạc dại trong vườn tiêu thì cây tiêu lúc nào cũng xanh tốt và hầu như không xuất hiện dấu hiệu nào của bệnh tật.

Vì vậy, chỉ 1 ha tiêu nhưng năm nào gia đình cũng thu về khoảng 5 tấn tiêu hạt.

Hiện nay, thấy mô hình mang lại hiệu quả, ở thôn 6 đã có trên 20 hộ áp dụng trồng theo và nhiều hộ gia đình ở trong xã cũng đến học hỏi, xin giống về trồng”.

Theo Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh thì cây lạc dại không chỉ trồng trong vườn tiêu mà còn phù hợp với vườn cà phê hoặc các vườn cây lâu năm khác, mang lại nhiều lợi ích.

Cây lạc dại là cây họ đậu giúp che phủ đất, chống xói mòn, có khả năng cố định đạm từ nitơ có trong không khí làm giàu mùn cho đất, tạo ra dinh dưỡng cho cây trồng và làm hạn chế dịch hại cho cây tiêu.

Không những rất dễ nhân giống bằng phương pháp vô tính, độ che phủ nhanh, cây lạc dại có thể thích ứng với nhiều loại đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc, đất cát, đất chua mặn ven biển…

Vì vậy, những nơi nào có đất bạc màu thì nông dân có thể trồng lạc dại để cải tạo đất.

Sau vài năm, khi cây lạc dại được trồng phủ kín thì lượng mùn trong đất tăng lên, đất tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn và giàu dinh dưỡng hơn.


Related news

Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế Giúp Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

Saturday. July 27th, 2013
Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ? Vì Sao Thương Nhân Trung Quốc Chọn Heo Nhiều Mỡ?

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Saturday. July 27th, 2013
Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn Người Nuôi Heo, Gà Hồi Hộp Tái Đàn

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Saturday. July 27th, 2013
Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Saturday. July 27th, 2013
Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng Tăng Cường Các Biện Pháp Diệt Rệp Sáp Bột Hồng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.

Saturday. July 27th, 2013