Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng

Trồng Cao Su Vùng Đất Trũng, Thấp: Coi Chừng Vỡ Mộng
Ngày đăng: 17/06/2011

Trong mấy năm trở lại đây, phong trào trồng cao su tiểu điền (CSTĐ) tại Bình Dương phát triển hết sức mạnh mẽ. Trước lợi nhuận cao của loại cây trồng này nhiều nông dân đã bất chấp những quy luật sinh trưởng của cây cao su mà trồng loại cây này xuống vùng đất thấp, trũng nước và hệ quả của nó thì khó lường.

Bất chấp khuyến cáo

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su. Hiện diện tích trồng Cao Su của Bình Dương là gần 130.000 ha. Diện tích CSTĐ chiếm khoảng 65% và có 70% diện tích CSTĐ đang trong thời kỳ khai thác mủ. Trong đó nhiều diện tích CSTĐ mới được phát triển gần đây. Cây Cao Su đang dần trở thành cây trồng chủ lực của nông nghiệp Bình Dương do dễ trồng, dễ chăm sóc và cho giá trị cao, ổn định. Xuất phát từ những lợi thế như vậy mà nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung phát triển CSTĐ.

Các huyện phía Bắc Bình Dương với lợi thế về đất đai, lao động đã và đang là những địa phương có phong trào trồng Cao Su hết sức mạnh mẽ. Trước việc giá mủ liên tục tăng cao, lợi nhuận quá lớn, nông dân càng đua nhau trồng Cao Su bất chấp địa hình, nguồn nước. Dọc theo các con đường trục các xã của huyện Phú Giáo trước đây còn thấy những cánh đồng lúa nhưng đến nay thì chỉ thấy màu xanh của những vườn cây Cao Su. Đất ruộng đã thành đất Cao Su, người làm lúa trước đây giờ không còn cầm liềm, thúng nữa mà đã thành thạo với những cây dao cạo, những thùng mủ Cao Su.

Theo phong trào, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư phân bón, cây giống Cao Su đem trồng tại các mảnh ruộng, các khu đất trũng thấp, đất phèn dọc các sông suối mà chưa biết chắc cây Cao Su có sinh trưởng bình thường hay không. Tại nhiều nơi nông dân còn dùng máy xúc múc đất dưới lòng suối để san phẳng mặt bờ suối và trồng Cao Su ngay sát bờ suối. Chính những kiểu trồng thiếu khoa học này mà nhiều người đã vỡ mộng với cây Cao Su.

Tùy thuộc vào loại đất ruộng khác nhau mà cây Cao Su trồng dưới ruộng cũng có năng suất khác nhau. Ông Đinh Văn Quyền - ngụ tại ấp Đồng Trâm, xã Phước Sang, huyện Phú Giáo cho biết: “Đất ruộng của nông dân trong ấp tôi trước đây chủ yếu là từ đất gò chuyển thành đất ruộng nên khi không làm lúa nữa nhiều người đã trồng Cao Su và đã thành công. Tuy vườn cây có sức kháng bệnh thấp nhưng bù lại độ mủ của các vườn cây tại đây lại cao hơn nhiều so với các vườn cây trồng trên đất gò khác vì các diện tích đất tại đây được tích tụ các chất dinh dưỡng do quá trình trồng lúa trước đây mang lại”. Còn các diện tích Cao Su trồng tại các vùng rìa các sông suối, các vùng đất bưng thì người trồng lại gặp nhiều khó khăn hơn so với các diện tích đất khô ráo khác. Tại các vùng đất bưng úng nước người dân thậm chí còn “lên liếp” để trồng Cao Su. Tại nhiều vùng đất trũng khi mùa khô thì cây Cao Su an toàn nhưng đến mùa mưa thì thường bị ngập úng không có cách gì để chăm sóc hay cạo mủ.

Hệ quả khó lường

Đã có nhiều khuyến cáo về các hệ quả có thể xảy ra với những diện tích Cao Su trồng dưới vùng đất trũng nhưng bất chấp các khuyến cáo này, nông dân vẫn cứ tiếp tục trồng và cho đến nay nhiều diện tích đã cho thu hoạch. Ông Bùi Quang Bính - ngụ tại xã Thanh An, huyện Phú Giáo cho biết: “Hiện nay bất chấp những khuyến cáo của các cơ quan chức năng, nhiều nông dân đã trồng Cao Su xuống cả đất chân ruộng ướt, đất phèn. Một số diện tích đã cho thu hoạch nhưng thấy mủ rất ít, độ thấp, nước mủ lỏng. Nhiều diện tích người dân không thể bán mủ nước mà đành phải gom lại đánh đông đem bán”.

Cây Cao Su không chỉ “hành quân” xuống các vùng đất ruộng thấp, bưng phèn mà hiện nay cây Cao Su còn thay thế trên các diện tích các loại cây trồng có giá trị khác như: điều, tiêu, cây ăn trái. Nhiều diện tích trồng cây ăn trái tại huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bến Cát đang dần dần bị thay thế bởi cây Cao Su.

Một số diện tích đã cho thấy năng suất của các vườn cây trồng kiểu này không hề cao như nhiều người mong đợi, lại phải tốn chi phí để phòng trừ sâu bệnh cao. Khi phong trào trồng Cao Su xuống các vùng đất thấp vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì các cơ quan hữu quan cần có những hướng dẫn cụ thể để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh các thiệt hại ngoài ý muốn.

Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương Lê Văn Rum: Nông dân cần thận trọng trong chuyển đổi cây trồng

Những năm qua Sở NN&PTNT cũng đã nhiều lần khuyến cáo với bà con cần thận trọng chuyển đổi cây trồng, trong đó nhất là cây Cao Su được bà con đưa xuống ruộng trồng thay thế các loại cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế thấp. Nếu không tính toán khoa học, ồ ạt trồng Cao Su sẽ làm mất cân đối nền nông nghiệp, thậm chí phá vỡ quy hoạch mà tỉnh đã phê duyệt.


Có thể bạn quan tâm

Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

17/04/2013
Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

17/04/2013
Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu Hơn 10.100 Ha Tôm Nuôi Bị Thiệt Hại Ở Bạc Liêu

Theo thống kê của ngành chức năng, tháng 3/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu có 10.194 ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, 269 ha tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại trên 70% và 9.925 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến kết hợp thiệt hại từ 30 - 70%.

18/04/2013
Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trồng Trọt Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu

Vài năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt. Hạn hán, sâu bệnh đe dọa đến trồng trọt. Để khắc phục những bất thường của thời tiết, nông dân trong tỉnh Đồng Nai đã và đang ứng dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất.

12/07/2013
Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan Ông Tuyển Và Vườn Xoài Đài Loan

Rời miền sông nước tỉnh Đồng Tháp, đến vùng đất mới thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để lập nghiệp từ năm 2010, ông Huỳnh Văn Tuyển chỉ có sự cần cù, kinh nghiệm trồng cây ăn trái cùng số vốn khiêm tốn của gia đình để gầy dựng cơ nghiệp.

12/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.