Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trung Tâm Thủy Sản Tỉnh - Góp Phần Làm Giàu Cho Nhà Nông

Trung Tâm Thủy Sản Tỉnh - Góp Phần Làm Giàu Cho Nhà Nông
Ngày đăng: 24/06/2012

Năm 2011, Trung tâm Thủy sản Lào Cai đã xây dựng kế hoạch sát đúng với tình hình thực tế của ngành, địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo thực hiện có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Đặc biệt, trong sản xuất và cung ứng giống thủy sản, Trung tâm Thủy sản đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao và tham mưu kịp thời trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thủy sản.

Thu hoạch cá thương phẩm.

Trung tâm đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc xây dựng quy trình kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, cung ứng giống, vật tư đảm bảo thời vụ. Khắc phục khó khăn về nguồn vốn, Trung tâm luôn bảo đảm tiến độ sản xuất cá giống chất lượng tốt, đủ số lượng con giống cung ứng cho người dân; tiến hành giao khoán cho Trại giống Thủy sản cấp 1 (Phú Nhuận) chủ động tổ chức sản xuất, cung ứng giống, bước đầu trại đã tự cân đối và hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất của Trại giống Thủy sản cấp 1 được đầu tư tương đối hoàn thiện, điều chỉnh hoạt động sản xuất, cung ứng giống kịp thời, xuất và nhập giống phục vụ sản xuất của nông dân và các chương trình, dự án.

Kỹ sư Nguyễn Duy Triệu, Trại trưởng Trại giống Thủy sản cấp 1 tỉnh cho biết: Trong năm qua, Trại đã tổ chức sản xuất và ương nuôi 1,7 triệu con giống như: Cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá trắm cỏ, còn lại là giống cá trôi Trường Giang, cá mè, cá Mrigall và cá trắm đen. Tiến hành nuôi thử nghiệm các giống thủy sản mới tại Trại giống cấp 1, gồm: Cá lăng chấm, cá nheo vàng, cá bỗng, cá rô phi dòng Phi-lip-pin. Các đối tượng thủy sản giống mới đưa về nuôi khảo nghiệm được chăm sóc, quản lý tốt. Trại giống cũng đã tham gia triển khai thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm".


Thực hiện chương trình khuyến ngư, dự án hỗ trợ nuôi thủy sản, Trung tâm phối hợp với các địa phương tổ chức 8 lớp tập huấn cho 170 người dân tham gia, về kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi và cách phòng trị bệnh cho các đối tượng nuôi. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm các huyện, thành phố tổ chức 4 lớp đào tạo nghề nuôi thủy sản cho 120 người dân tại các xã: Quang Kim, Bản Qua (Bát Xát), Võ Lao (Văn Bàn) và Cam Đường (TP Lào Cai). Khảo sát nguồn nước có thể nuôi cá nước lạnh và cá đặc sản tại huyện Bảo Yên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Văn Bàn. Tăng cường công tác quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh; cảnh báo sớm khả năng dịch bệnh cho cá nuôi. Hợp tác với Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I thực hiện một số nhiệm vụ phát triển thủy sản của tỉnh như: Xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2030; hợp tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp thực hiện các 
chương trình, đề tài dự án trong và ngoài nước do Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I chủ trì triển khai trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Trại ương nuôi giống tôm càng xanh xã Quang Kim (Bát Xát) đã chủ động sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu giống nuôi của người dân trong tỉnh; tiến hành thả nuôi tôm càng xanh thương phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật; quản lý, chăm sóc 0,5 ha ao ương giống cá trắm cỏ, cá mè, cá trôi nuôi qua đông nhằm có con giống thủy sản sớm để cung ứng nhu cầu của nhân dân sản xuất năm 2012.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Thìn, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh cho biết: Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ quản lý nhà nước, trong thời gian tới, Trung tâm Thủy sản tỉnh triển khai thực hiện chương trình khuyến ngư, biên soạn, in ấn và phát hành tờ gấp kỹ thuật các loại cung cấp cho bà con, đáp ứng một phần thông tin kỹ thuật cho người dân; tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho các hộ dân tham gia xây dựng mô hình và người dân thuộc địa điểm triển khai dự án; chọn lọc, theo dõi, nuôi vỗ đàn cá bố mẹ, đàn cá hậu bị, đánh giá hậu kiểm chất lượng con giống đã cung ứng cho nhân dân. Theo dự kiến, trong niên vụ này, sẽ sản xuất 170 vạn con giống các loại; sản xuất giống cá đặc sản, nuôi thương phẩm các loại cá có giá trị kinh tế cao, như cá lăng chấm, cá chép lai, cá nheo, cá chiên… Tập trung thực hiện kế hoạch sản xuất giống thủy sản năm 2012, cung ứng các loại giống thủy sản chất lượng cao, sạch bệnh; cung ứng vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản chất lượng, giá 
cả phù hợp. Trung tâm phối hợp với các đơn vị trong ngành và chính quyền địa phương các huyện, thành phố thực hiện các chương trình, dự án về phát triển thủy sản; thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trị bệnh cho nông dân nuôi thủy sản.

Có thể bạn quan tâm

Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cá Rô Hậu Giang Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cá Rô Hậu Giang

Mới đây, tại UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cá rô Hậu Giang cho Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp - cá rô đồng Long Mỹ, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn.

15/07/2013
Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk Bùng Phát Dịch Tai Xanh Ở Đắk Lắk

Việc khống chế dịch được các ngành chức năng sớm vào cuộc, nhưng do nguồn vaccine được nhà nước hỗ trợ về địa phương chậm, đã làm cho dịch bệnh bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

15/07/2013
Giải Pháp Kỹ Thuật Mới Cho Vườn Điều Bình Định Giải Pháp Kỹ Thuật Mới Cho Vườn Điều Bình Định

Ngành nông nghiệp Bình Định xác định cây điều là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Theo kế hoạch, đích đến của cây điều ở Bình Định là 20.000ha. Thế nhưng trong những năm gần đây, sự "thăng tiến" của cây điều đã bị "cầm chân" vì năng suất điều quá thấp. Ông Lại Đình Hoè- Phó Viện trưởng Viện KHKTNN Duyên hải Nam Trung bộ cho biết

15/07/2012
Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hiện Đại Xây Dựng Nền Nông Nghiệp Sinh Thái Hiện Đại

Du lịch - dịch vụ - thương mại được chọn là nhóm ngành kinh tế chủ lực của TP.Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, hiện nay ngành nông nghiệp cũng đã dần khẳng định vị trí khi Hội An đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại.

15/07/2013
Đổi Thay Ở Mường Lói Đổi Thay Ở Mường Lói

Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về Mường Lói – xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Trái với suy nghĩ ban đầu về một xã cách trung tâm huyện 80km còn nhiều khó khăn, đường về Mường Lói đã và đang được nâng cấp, mở mới; dịch vụ hàng hóa phát triển, kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển dịch đầy ấn tượng…

15/07/2013