Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi

Trồng Cam Sành Trên Đất Đồi
Ngày đăng: 25/11/2014

Không chịu cuộc sống nghèo khó, chàng trai 39 tuổi gốc “miệt vườn” Đồng Tháp lên vùng đất khó xã Sông Bình, huyện Bắc Bình lập nghiệp từ năm 2010. Đến nay anh đã gây dựng cho mình mô hình trồng cam sành 2.500 cây, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vượt qua những đồi cây tạp của vùng đất khó thôn Đá Trắng, xã Sông Bình, chúng tôi tìm đến vườn cam sành đang trĩu quả của gia đình nông dân Nguyễn Văn Cường (39 tuổi). Qua chuyện trò mới biết cơ duyên anh đến và gắn bó với vùng đất nơi đây.

Cách đây 4 năm, anh cùng một số người ở Đồng Tháp đến lập nghiệp. Nhận thấy đất phù hợp, lại có kênh nước 812 Châu Tá đi qua, rất thuận lợi cho việc phát triển cây ăn trái. Với số vốn hơn 100 triệu đồng, anh mua 3 ha đất đồi để cải tạo và trồng cây. Trên diện tích đất này, anh chia ra làm hai phần để trồng cam sành và một số cây ăn trái khác. Anh Cường cho biết: “Tuy đất đồi có nhiều đá nhưng rất màu mỡ, giữ được độ ẩm, thích hợp cho việc trồng cam sành. Vì thế quyết định trồng 2.500 cây, đến nay vườn cam sành đã cho trái mùa thứ hai”.

Trồng cam sành dễ chăm sóc hơn quýt đường hoặc xoài, từ công đoạn trồng đến chăm sóc, bón phân và xịt thuốc bảo vệ thực vật cũng như cắt cành tạo tán và làm trái. Hiện 2.500 cây cam sành phát triển xanh tốt, cho trái rất nhiều. Mấy ngày qua, anh thu hơn một nửa diện tích (gần 20 tấn), bán giá tại vườn 11.000 đồng/kg. Anh Cường nhẩm tính, từ đây đến cuối năm thu khoảng 40 tấn trái. Nếu thời tiết đến cuối mùa thuận lợi, giá cả ổn định, vườn cam sành sẽ mang đến cho gia đình nguồn thu kha khá.

Trồng cam sành tận dụng diện tích đất nhiều hơn quýt đường hay xoài, trung bình khoảng cách 2m trồng một cây và hàng cách hàng cũng 2m. Khi cây cam bước vào năm thứ 3, tức cây cho trái mùa đầu tiên, anh dùng cọc đóng hai đầu của mỗi hàng, kéo dây kẽm nhỏ hai bên để nâng đỡ cây không bị đổ gãy. Nhờ cách làm này, vườn cam sành được bảo đảm và cho trái tốt. Từ khi cây ra hoa kết trái đến lúc thu hoạch là 9 tháng, giai đoạn này cần bón đủ phân, tưới nước đúng kỹ thuật, giúp trái nhanh lớn và hạn chế được các dịch bệnh gây hại.

“Chăm sóc cam sành khó nhất là bệnh lở cổ rễ, rụng trái non. Nếu trị hai bệnh này thì cam phát triển tốt và cho trái nhiều. Sau mỗi đợt thu trái cần cắt bỏ những cành già bị sâu bệnh, những cành có nhiều trái mới thu xong, để dưỡng những cành còn lại khỏe hơn, tiếp tục cho trái mùa sau được hiệu quả”, anh Cường giải thích.

Chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã giúp anh Cường gây dựng cho mình mô hình kinh tế khá vững. Trên diện tích trồng cam sành này, mùa trái năm vừa rồi, anh thu hơn 40 tấn, bán được giá, thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Từ cách làm kinh tế của anh nông dân trẻ, người dân trong thôn Đá Trắng và Sông Bằng của xã Sông Bình cũng học hỏi và áp dụng làm theo. Hiện một số gia đình đã phát triển được khu vườn với nhiều loại cây ăn trái có giá trị, trong đó giống cam sành được quan tâm phát triển.

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71465#content


Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014 Giá Trị Sản Xuất Thủy Sản Tháng 1 Bằng 108,8% So Với Cùng Kỳ 2014

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

06/02/2015
Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015