Mường Khương (Lào Cai) Sản Lượng Chè Búp Tươi Đạt 1.200 Tấn
Từ đầu năm đến nay, sản lượng chè búp tươi trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đạt 1.200 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện diện tích chè hàng hóa toàn huyện Mường Khương là 1.440 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh chiếm 80%. Với giá bán bình quân đạt 5.500 đồng/kg, tổng giá trị sản xuất chè búp tươi đạt khoảng 6,6 tỷ đồng.
Để đảm bảo chất lượng chè búp tươi sau khi thu hái, doanh nghiệp sản xuất chè đã tổ chức mạng lưới thu mua tới trung tâm các thôn, giúp người dân không phải đầu tư phí vận chuyển.
Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.
Công ty TNHH một thành viên chè Thanh Bình đã thực hiện ươm trên 5 triệu bầu giống, chủ yếu là giống chè Shan, Kim tuyên. Hiện cây chè giống sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo đủ cung cấp giống cho diện tích trồng mới theo kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Hiện giá tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn đang lên cao trở lại. Hiện tại, tôm thịt loại I có giá từ 1,6– 1,7 triệu đồng/kg; tôm thịt loại II có giá từ 1,5 – 1,6 triệu đồng/kg.
Tham gia thực hiện mô hình trồng lúa theo kỹ thuật SRI có 70 hộ với 6,8ha ở xã Yên Khê. Trên diện tích này bà con trồng giống lúa Thiên Nguyên ưu 16 với cách bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn khoa học của các ngành chức năng.
Được thành lập và đi vào hoạt động chỉ vài năm qua, nhưng các tổ kinh tế hợp tác (KTHT) nuôi tôm tại xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc (Long An) đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Không những giúp cho các thành viên trong tổ có sự liên kết trong nuôi tôm mà còn tạo thêm việc làm cho một số lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu con tôm giống chất lượng phục vụ người nuôi tôm, trong thời gian qua, nhiều trại giống đã đầu tư công nghệ mới trong sản xuất. Tuy vậy, tôm giống ở Cà Mau hầu như bán với giá thấp hơn nhiều so với con giống ngoài tỉnh bởi chưa có thương hiệu.
Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, chàng trai 22 tuổi Phạm Văn Hiếu (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng - Lâm Đồng) quyết tâm trở về quê nhà để lập nghiệp. Công việc mà Hiếu chọn để khởi nghiệp cũng khá đặc biệt, đó là chăn nuôi bò sữa cho nghe nhạc.