Chi Phí Thu Hoạch Lúa Bằng Thủ Công Hơn 700.000 Đồng/công Lúa Hè Thu Giá Vẫn Ở Mức Thấp
Do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua, đã làm cho nhiều diện tích lúa Hè thu đang chín của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) bị đổ ngã, từ đó dẫn đến tiến độ thu hoạch chậm, năng suất giảm do bị thất thoát, đặc biệt nhiều diện tích không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay nên đẩy chi phí tăng cao.
Hiện tại, tổng chi phí thuê cắt lúa bằng thủ công khoảng 730.000 đồng/công, cao hơn gấp đôi so với cắt bằng máy; trong đó, tiền mướn cắt 500.000 đồng/công, tiền trâu kéo 120.000 đồng/công và tiền máy suốt 110.000 đồng/công...
Với chi phí cao như thế, nhiều nông dân cho rằng, vụ Hè thu này sẽ không có lợi nhuận, thậm chí còn bị lỗ do giá lúa cắt tay bán ra chỉ còn 3.800-3.900 đồng/kg (các giống hạt dài).
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ, hiện toàn huyện đã thu hoạch hơn 3.000/27.383ha lúa Hè thu, những diện tích còn lại có 178ha bị đổ ngã, nông dân không thể thu hoạch bằng máy mà chuyển sang cắt tay.
Hiện huyện Vị Thủy còn hơn 4.500ha lúa Hè thu trong thời kỳ thu hoạch. Những ngày qua ảnh hưởng của mưa dầm, nên việc thu hoạch của bà con gặp rất nhiều khó khăn và giá công cắt cũng tăng lên đáng kể, cao nhất là 500.000 đồng/công. Thương lái mua lúa vẫn ở mức thấp, dao động từ 3.700-4.400 đồng/kg tùy loại.
- Đến thời điểm này, nông dân huyện Phụng Hiệp đã thu hoạch gần 5.000/19.500ha lúa Hè thu, trong đó các địa phương thu hoạch rộ như Bình Thành, Thạnh Hòa và Tân Bình năng suất đạt bình quân từ 5,6-6 tấn/ha.
So với tuần trước, giá lúa tươi tăng 200 đồng/kg, cụ thể (lúa IR 50404) được thương lái thu mua tại ruộng 3.800-4.200 đồng/kg các giống (lúa hạt dài) từ 4.200-4.300 đồng/kg. Tuy nhiên, do tình hình mưa bão những ngày qua đã làm đổ ngã gần 300ha diện tích lúa Hè thu.
Một số nông dân không thể thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, mà chuyển sang thu hoạch lúa bằng tay, nên giá công cắt cũng đội lên cao gấp đôi so với cắt máy, cụ thể là từ khâu cắt, chuyên chở rồi đến suốt lúa, nông dân phải bỏ ra 600.000 đồng/công. Hiện tại, Phụng Hiệp còn khoảng 14.000ha lúa Hè thu chưa thu hoạch, dự kiến trong 10 ngày tới sẽ bước vào thu hoạch rộ, với thời tiết bất lợi như hiện nay, nhiều nông dân chuẩn bị thu hoạch lúa cảm thấy lo lắng.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…
Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.
Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phát triển, nghề này đang gặp khó khi môi trường bị ô nhiễm, đầu ra không ổn định. Tái cơ cấu nghề NTTS, tạo bước đột phá để phát triển bền vững là vấn đề được ngành Nông nghiệp tỉnh nỗ lực thực hiện.